Quản lý tài chính cá nhân cho người có thu nhập không cố định (phát sóng trên HTV7)

BeRich trong chuyên mục Câu chuyện ngày mới – Chương trình Chào ngày mới trên HTV7 chia sẻ về Cách quản lý tài chính cá nhân cho người có thu nhập không cố định.

NỘI DUNG:

MC 1: Quý vị thân mến, ngày nay do nhu cầu công việc, có nhiều người chọn phương án tự do nghĩa là bản thân không phụ thuộc một cơ quan, tổ chức hay công ty nào cả. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta chỉ được trả thù lao theo dự án chứ không có thu nhập ổn định.

MC 2: Có thể kể một danh mục rất dài những nghề tự do như thế, chẳng hạn như lập trình viên, môi giới kinh doanh sống bằng tiền hoa hồng như bất động sản, bảo hiểm hoặc nghề tổ chức sự kiện… Thu nhập của người làm nghề không cố định này có khi rất cao, từ hàng chục đến hàng trăm triệu một tháng, nhưng cũng có tháng chẳng có nguồn thu nào.

MC 3: Những người có thu nhập không cố định thế này càng cần thiết phải quản lý tài chính cá nhân cho thật tốt để không xảy ra tình trạng “no dồn đói góp”.

Phỏng vấn anh Lợi – làm ngành media: Công việc thời vụ của tôi không phải lúc nào cũng có. Những dịp cao điểm cuối năm, nhiều dự án đến tay làm không xuể. Nhưng những tháng mưa hoặc thấp điểm, khách hàng không có nhu cầu làm phim ảnh, quay hình sự kiện, tôi hầu như có mức thu nhập rất ít.

Phỏng vấn chị Thành – nhân viên bán hàng: Mức lương của tôi trung bình thôi, hầu như chỉ đủ chi dùng trong cuộc sống nên tôi làm thêm bằng cách thêu tranh hoặc bỏ mối thức ăn do mình tự chế biến. Khoản thu nhập kiếm thêm này tôi rất muốn dành dụm cho những kế hoạch dài trong tương lai như sửa nhà, đi học thêm nhưng vẫn chưa biết nên tiết kiệm thế nào cho hợp lý.

MC 2: Đúng như chia sẻ vừa rồi của khán giả truyền hình, chúng ta có thể thấy rằng người có thu nhập không thường xuyên có 2 trường hợp: người có lương cứng đủ và nhận được thù lao hoa hồng cộng thêm hàng quý hoặc hàng năm. Còn trường hợp thứ 2 là không có lương cứng hoặc lương cứng quá ít, sống chủ yếu dựa vào thu nhập không định kì như tiền thưởng, hoa hồng, thù lao. Đối với từng trường hợp, chúng ta cần có cách quản lý tài chính khác nhau.

thu nhập không cố định

Phỏng vấn chị Cao Thị Thuỳ Liên, GĐ BeRich – Cty đào tạo và hỗ trợ hoạch định tài chính cá nhân:

Đối với những người có thu nhập không thường xuyên, mình sẽ khó kiểm soát hơn. Ví dụ như những tháng thu nhập cao mình sẽ có tâm lý tiêu xài thoải mái, và ngược lại có những tháng thu nhập thấp thì mình sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Do đó để chính xác, mình nên ước tính thu nhập trung bình hàng tháng. Từ đó giới hạn chi tiêu tháng tối đa 70% – 80% thu nhập trung bình. Lấy ví dụ một người dựa trên dữ liệu trong 2-3 năm gần đây của họ có thể nhẩm tính thu nhập trung bình mỗi năm khoảng 200 triệu, tức 16 triệu/tháng. Người đó sẽ giới hạn chi tiêu tối đa hàng tháng là 11 triệu.

Khoản còn lại sẽ dành cho tiết kiệm và đầu tư. Đặc biệt là bảo hiểm.

  • Đối với tiết kiệm: ngoài những mục tiêu thông thường như tích lũy lâu dài hay dự phòng tình huống bất ngờ… những người có thu nhập không cố định còn tiết kiệm để cân đối cho những tháng thu nhập không cao.
  • Đối với bảo hiểm: người lao động tự do sẽ không được hưởng các chế độ chính sách BHYT-BHXH, nên cần dành ra một khoản tự túc mua BH y tế, tai nạn, hay BH nhân thọ để đảm bảo cuộc sống sau khi nghỉ hưu, cũng như giảm thiểu rủi ro cho mình.

(BeRich – Nguồn ảnh: LifeHacker)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Khóa học Hoạch định tài chính cá nhân và gia đình

dành cho người đi làm – không chuyên về tài chính,

giúp bạn biết cách quản lý tài chính toàn diện cho cá nhân và gia đình mình,

từ Chi tiêu, Tiết kiệm đến Đầu tư, Bảo hiểm và Hưu trí…

TRUY CẬP BERICH