3 bước chống bệnh “viêm màng túi”

Cuối tháng, sau khi bạn lĩnh lương, trả nợ, bạn chẳng để ra được bao nhiêu. Thậm chí còn bị thâm hụt. Tình trạng thiếu thốn đó kéo dài nhiều tháng, làm bạn cảm thấy mệt mỏi với chuyện tiền bạc. Thậm chí đôi lúc đâm ra chán nản vì làm mà chẳng đủ tiêu, hơn nữa “mình ăn tiêu cũng tiết kiệm tại sao tiền đi đâu hết”?

Chi tiêu không chỉ là vấn đề đau đầu của các bạn độc thân mà thậm chí của nhiều cặp vợ chồng.

Vấn đề không nằm ở chỗ bạn kiếm được bao nhiêu, mà chính là bạn sử dụng những đồng tiền ấy như thế nào. Vì thu nhập càng cao bạn sẽ phải bỏ càng nhiều chi phí hơn để đạt được mức thu nhập đó. Khi bạn không biết cách chi tiêu thì dù bạn đang có thu nhập 5 triệu hay thậm chí 8 triệu 1 tháng bạn vẫn phải đi vay nợ như thường. Ông bà ta có câu “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”.

Vì bạn cần tập thói quen lên kế hoạch cho việc chi tiêu hàng ngày ngay từ bây giờ.

–          Bạn cho rằng dành bao nhiêu cho thời trang, son phấn , đi lại là tiết kiệm? Tại sao bạn không so sánh nó với người cùng tuổi, cùng mức thu nhập như bạn? Để biết bạn thuộc dạng trung bình hay đã vung tay quá trán?

–          Bạn đã có 1 kế hoạch, hạn mức chi tiêu rõ ràng.

Hiện nay với sự trợ giúp của các phần mềm miễn phí, bạn có thể làm điều này khá đơn giản (Ví dụ như Sổ chi tiêu trực tuyến của BeRich).

1. Thiết lập giới hạn các khoản chi tiêu trong tháng

Đầu tháng, ngay khi lĩnh lương bạn hãy thiếp lập giới hạn các khoản chi tiêu CỐ ĐỊNH trong tháng cho các khoản lớn, đồng thời dự trù thêm từ thêm tối thiểu 500,000 chi phí khác tùy thuộc vào công việc, tính cách cá nhân của bạn . Ví dụ:

Ăn uống: ăn trong ngày ..

Đi lại lưu trú: tiền gửi xe, xăng,  tiền thuê nhà…

Xem hình minh họa :

viem mang tui 1

2. Theo dõi tình hình thu chi thực tế và đối chiếu với giới hạn đã thiết lập

Sau khi thiết lập các giới hạn, việc bạn cần làm tiếp theo đó chính là theo dõi các khoản thu chi thực tế. Hãy tập thói quen nhập các khoản chi càng sớm càng tốt. Vì sau từ 2-3 ngày bạn thường dễ quên các khoản lặt vặt, những khoản này nếu cộng lại cũng làm bạn vơi đi kha khá trong hầu bao.

viem mang tui 2

Cuối mỗi tuần bạn nên xem xét lại thực tế chi tiêu so với hạn mức đề ra. 1 tháng bạn nên làm công việc này từ 2-4 lần để kịp điều chỉnh và hoàn thành kế hoạch chi tiêu một cách xuất sắc.

viem mang tui 3

3. Điều chỉnh thâm hụt:

Sau khi đối chiếu kết quả giữa thực tế và kế hoạch. Nếu mọi thứ vẫn đi đúng hướng thì ok, nhưng nếu xuất hiện màu vàng hay đỏ báo hiệu sự cạn kiệt nguồn tiền thì bạn nên tự trả lời câu hỏi sau: Những khoản nào bắt đầu có dấu hiệu quá tay so với hạn mức đầu tháng bạn thiết lập? Tại sao và Làm thế nào để điều chỉnh?

Để trả lời câu hỏi 2, bạn cần nhìn nhận lại nguyên nhân đúng đồng thời đưa ra các giải pháp tương thích.

– Ừh, vì mình chi tiêu không suy nghĩ. Nếu thế bạn hãy “bóp chặt” hầu bao với các khoản này. Nếu là xã giao thì đây là lúc để bạn xem xét lại các lời mời, đám nào nên đi đám nào không nên đi? Đây chính là vấn đề mọi người thường gặp. Tiền để sẵn trong túi và thường thì cần là móc ra chi nên dễ bị “vượt mức” lúc nào không hay. Nếu con số thâm hụt khá cao bạn nên xem xét lại cách đặt giới hạn của mình : có chật hẹp quá so với mức trung bình (bạn nên đưa ra dựa trên thu nhập của bản thân, có thể tham khảo thêm bình quân của nhóm bạn) , có cần điều chỉnh dần cho các tháng sau?

Và cuối tháng hãy tổng kết xem, tháng này mình chi thâm hụt ngân sách bao nhiêu? Từ khoản nào? Cần cắt giảm chi tiết tại đâu?

Chúc các bạn có 1 kế hoạch chi tiêu hiệu quả.

Tú Uyên

(Berich.vn)

TRUY CẬP BERICH