Dạy con trẻ cách tiêu tiền (phát sóng trên kênh FBNC)

Cuộc trao đổi trong Chương trình Đồng tiền thông minh trên kênh FBNC về chủ đề “Dạy con trẻ cách tiêu tiền” xoay quanh những vấn đề mà phụ huynh trăn trở như:

– Có nên dạy con về tiền bạc hay không, liệu có làm hư trẻ?

– Dạy con điều gì về tiền bạc và dạy như thế nào?

– Cách cho con tiền tiêu vặt hay từ chối một mong muốn mua sắm của trẻ?

– Tìm hiểu thông tin dạy con hay cho con đi học về kỹ năng quản lý tài chính ở đâu?…

Mời các bạn cùng đến với cuộc thảo luận giữa MC Quốc Khánh – Minh Vy và chị Thùy Liên (Công ty BeRich).

NỘI DUNG (trích)

MC Quốc Khánh: Trong chương trình Đồng tiền thông minh hôm nay, chúng ta sẽ bàn luận về chủ đề dành cho đối tượng phụ huynh có con nhỏ. Đó là “Dạy con trẻ cách tiêu tiền”.

MC Minh Vy: Minh Vy nghĩ rằng dạy con tiêu tiền là một vấn đề thiết thực nhưng cũng có nhiều khó khăn, vì nhiều phụ huynh sẽ hoang mang lo lắng không biết có nên dạy con về cách tiêu tiền, ở lứa tuổi nào là thích hợp… Và thực chất là hiện tại, nhiều người trưởng thành vẫn chưa có những cách thức cụ thể trong việc quản lý tài chính. Đó là vì chúng ta bị thiếu hụt kiến thức từ khi còn nhỏ.

MC Quốc Khánh: Rõ ràng là ở Việt Nam, nhiều khi các bậc cha mẹ cũng chưa để ý đến vấn đề này. Chính vì vậy mà những đứa trẻ chưa hình thành thói quen quản lý đồng tiền từ nhỏ, nên khi lớn lên cũng khó có thói quen đó. Việc cập nhật bổ sung kiến thức, đặc biệt là kỹ năng quản lý tài chính, nếu bậc cha mẹ dạy dỗ đúng cách thì sẽ rất tốt cho con sau này. Đó cũng là chủ đề chính của chương trình ngày hôm nay mà chúng tôi sẽ bàn luận và trao đổi với vị khách mời chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

MC Minh Vy: Xin được trân trọng giới thiệu chị Cao Thị Thùy Liên, GĐ BeRich – Cty đào tạo và hỗ trợ hoạch định tài chính cá nhân. Xin chào chị.

Ms. Liên: Chào Vy và Khánh.

MC Quốc Khánh: Rất cảm ơn chị đã đến với chương trình. Đây là chủ đề rất thú vị dành cho các bậc phụ huynh. Khi chúng tôi bàn luận về chủ đề này thì cũng nhận được khá nhiều thắc mắc từ các anh chị em trong ê kíp cũng như quý vị khán giả. Đó là quan ngại của phụ huynh về việc dạy con xài tiền: nên cho trẻ tiếp xúc với tiền bạc từ lứa tuổi nào, dạy sớm quá thì có làm chúng hư hay không, vì rõ ràng đồng tiền có hai mặt. Chị có lời tư vấn gì đối với phụ huynh về việc nên bắt đầu dạy từ khi nào?

Ms. Liên: Mình cũng hiểu mối quan ngại của phụ huynh xuất phát từ văn hóa của phương Đông, ngại nói rõ ràng với con về những vấn đề nhạy cảm như tiền bạc. Nhưng thật ra ở phương Tây người ta dạy con về tiền bạc từ rất sớm, có khi từ 3 tuổi đã dạy rồi, có khi thì từ 7-8 tuổi. Còn ở Việt Nam mình nghĩ trong khoảng từ 9-12 tuổi sẽ phù hợp để dạy cho các em về vấn đề này.

day tre fbnc

MC Minh Vy: 9-12 tuổi là giai đoạn phù hợp nhất để bé có nhận thức và biết được giá trị của đồng tiền đúng không chị? Và chắc chắn rằng ở mỗi giai đoạn chúng ta sẽ có một phương pháp dạy khác nhau?

Ms. Liên: Đúng vậy. Một ví dụ đơn giản là mình chỉ cho con cách để chi tiêu. Khi trẻ mới 5 tuổi thì mình sẽ chỉ con qua các trò chơi, như lúc nhỏ mình cũng thường chơi bán đồ hàng bằng tiền lá. Qua đó mình cũng có thể khéo léo truyền thông điệp về cách sử dụng tiền cho bé. Khi trẻ lên cấp 1 thì phụ huynh cho tiền chi tiêu hàng ngày. Còn khi trẻ lên cấp 2 thì tiền chi tiêu được cho hàng tuần hoặc hàng tháng, để với một khoảng tiền lớn hơn trẻ sẽ phải tập để lập kế hoạch chi tiêu trong khoảng thời gian dài như thế nào.

MC Quốc Khánh: Còn cụ thể dạy con tiêu tiền là dạy cái gì và như thế nào? Chúng ta sẽ nói với chúng điều gì?

Ms. Liên: Đầu tiên mình sẽ dạy cho trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền, từ đó biết quý trọng đồng tiền. Sau đó mình sẽ dạy để trẻ biết chi tiêu và biết tiết kiệm. Đó là những điều quan trọng nhất mình cần phải dạy cho trẻ từ sớm.

MC Minh Vy: Minh Vy đang có một thắc mắc hơi chi tiết, đó là ở giai đoạn khởi điểm khi bắt đầu tập cho con trẻ làm quen với đồng tiền, cụ thể là mệnh giá thấp chẳng hạn, thì mình sẽ hướng dẫn trẻ sử dụng đồng tiền theo định hướng của mình, hay là mình sẽ để trẻ tự quyết định với những đồng tiền mệnh giá thấp đó, xem phản ứng của trẻ ra sao và chọn cách thức phù hợp?

Ms. Liên: Thật ra việc ra quyết định là một bài toán hơi khó đối với trẻ. Mình có thể bắt đầu với việc nhận biết mệnh giá, ví dụ như nhận biết tiền xu, tiền giấy mệnh giá 1.000, 10.000… Sau đó mình tập cho trẻ quy đổi mệnh giá đó sẽ tương đương với bao nhiêu sức lao động và bao nhiêu của cải tài sản. Ví dụ như trẻ muốn mua một món hàng nào đó, mình có thể quy đổi à món hàng đó có giá trị như thế này, nó sẽ bằng khoản tiền ba mẹ làm lụng bao nhiêu tháng… Còn với tiền tiêu vặt của con hàng tuần thì để mua được món đồ này con sẽ dành dụm trong bao nhiêu tháng… Bằng cách đó mình có thể giúp cho trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền.

MC Quốc Khánh: Trẻ em tiếp xúc với đồng tiền phổ biến nhất là qua tiền tiêu vặt ba mẹ cho khi đi học. Và trẻ con thì thường sẽ mua những gì mình thích, nếu không đủ tiền thì thôi chứ chưa biết đến để dành hay tiết kiệm. Chị có thể nói thêm về khi cho con tiền tiêu vặt, chúng ta sẽ bảo với con điều gì và như thế nào để trẻ có thể hiểu được?

Cuộc thảo luận càng lúc càng sôi nổi với các vấn đề như:

  • Cho con làm quen với đồng tiền quá sớm thì có làm hư con hay không?
  • Dạy trẻ chi tiêu và tiết kiệm như thế nào?
  • Cho con tiền tiêu vặt bao nhiêu thì hợp lý?
  • Tâm lý ba mẹ chiều con, con thích món đồ chơi gì thì sẽ mua cho con món đó. Liệu có thể từ chối mong muốn của trẻ hay không?
  • Tìm hiểu thông tin về cách dạy con ở đâu? Nếu phụ huynh quá bận rộn thì có thể cho con đi học về kỹ năng quản lý tiền bạc ở đâu, trong nhà trường hay trên thị trường có các khóa học này?…

Mời các anh chị xem tiếp qua clip.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Bên cạnh các khóa học quản lý tài chính cá nhân cho người đi làm,

BeRich còn có các khóa học về giáo dục tài chính cá nhân cho trẻ em.

 

Xem thêm trang 2 về Chia sẻ hậu trường: Ghi chép bên lề của MC Quốc Khánh và chị Thùy Liên.

TRUY CẬP BERICH