Đa dạng hóa là một phần chính trong việc đầu tư vì phương pháp này giúp hạn chế rủi ro cho tổng thể tài sản của bạn bằng cách quản lý sự biến động. Nếu cổ phiếu giảm, đầu tư đa dạng hóa sẽ giúp bảo toàn tài sản của bạn ở một mức độ nhất định (dù không đảm bảo rằng bạn sẽ có lời).
Vì điều này còn tùy thuộc vào khả năng chịu rủi ro của bạn (mà bạn có thể tự đánh giá qua bài trắc nghiệm ở đây). “Bạn cần xác định được bản thân có thể mạo hiểm đến mức nào để không phải mất ngủ khi nhìn tài khoản của mình thua lỗ”, theo nhà hoạch định tài chính Danielle Schultz, “Giả sử bạn có 100 triệu và một ngày nọ thị trường không được khả quan lắm, giá trị tài sản của bạn bị giảm xuống chỉ còn 50 triệu, bạn sẽ phản ứng ra sao? Nếu bạn có thể chịu đựng điều đó, và chắc rằng mình sẽ không cần dùng đến số tiền này trong thời gian rất dài, thì bạn có thể đầu tư 100% vào cổ phiếu”.
Nhưng nếu câu trả lời là không thể (như hầu hết mọi người) thì bạn cần phải đa dạng hóa các kênh đầu tư của mình. Bạn sẽ muốn đầu tư vào nhiều ngành khác nhau (ví dụ như không chỉ đầu tư vào cổ phiếu công nghệ) và các loại tài sản khác nhau (không chỉ đầu tư vào cổ phiếu). Adam Grossman, một cây bút của tờ Humble Dollar, đã tóm tắt thật súc tích như sau:
Hãy xem xét hiệu suất của một số cổ phiếu thịnh hành trên thị trường trong năm 2018: Apple đã giảm gần 26% kể từ đầu năm, Facebook giảm hơn 39% từ mùa hè và nhà sản xuất chip NVIDIA cũng đã giảm 50% so với mức cao nhất. Không ai có thể dự đoán thị trường sẽ diễn ra tiếp theo như thế nào, nhưng bạn chắc chắn có thể giảm rủi ro bằng cách đảm bảo mình không quá tập trung vào bất kỳ khoản đầu tư nào.
Có nhiều phương án đầu tư đa dạng hóa tùy thuộc vào khẩu vị và hoàn cảnh của bạn. Nhưng đối với các nhà đầu tư thông thường, sẽ có 2 phân lớp tài sản đầu tư chính: cổ phiếu và trái phiếu.
Đăng ký bản tin để cập nhật các bài chia sẻ mới về tài chính cá nhân và các chương trình ưu đãi của BeRich:
Các thành phần cơ bản của một danh mục đầu tư đa dạng hóa
“Mức độ chấp nhận rủi ro của bạn càng cao thì danh mục đầu tư của bạn càng nên có nhiều cổ phiếu”, Schultz chia sẻ, “Bạn cũng có thể xem xét từ góc độ ngược lại: mình có thể kiếm lời thấp đến mức nào mà vẫn cảm thấy hài lòng? Mức độ càng thấp nghĩa là danh mục của bạn càng thiên về trái phiếu”.
- Cổ phiếu: Cổ phiếu là kênh sẽ tăng trưởng mạnh nhất nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro
- Trái phiếu: Trái phiếu thì ít biến động hơn so với cổ phiếu nhưng lợi nhuận sẽ ít hơn cổ phiếu qua thời gian dài.
Ngoài ra không thể thiếu một kênh phân bổ tài sản cơ bản là tiền gửi. Tiết kiệm có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi… là những khoản đầu tư an toàn cho bạn, để trong trường hợp có một số tiền nhàn rỗi ngắn hạn (giả sử trong 5 năm để dành dụm mua nhà), bạn có thể có được một chút lợi nhuận mà không gặp rủi ro như cổ phiếu (còn so với trái phiếu thì mức lợi nhuận này thường sẽ thấp hơn). Càng gần tuổi nghỉ hưu thì bạn càng nên gia tăng vào những sản phẩm này.
Bạn có thể đầu tư vào các tài sản này thông qua quỹ tương hỗ. Các lựa chọn của bạn có thể phụ thuộc vào số tiền bạn sẽ đầu tư.
Lựa chọn khác
Ngoài những lựa chọn cơ bản như trên, bạn có thể bổ sung vào danh mục các cổ phiếu riêng lẻ, REITS (quỹ đầu tư bất động sản), quỹ hàng hóa (dầu, khí đốt)… Các lựa chọn này dành cho những nhà đầu tư có kinh nghiệm hơn.
Theo Schultz, một trong những điểm mấu chốt của đa dạng hóa là không nhất thiết tất cả khoản đầu tư trong danh mục của bạn đều hoạt động tốt vào mọi lúc. “Bạn cần tập trung vào lợi nhuận tổng thể của danh mục chứ không phải vào từng khoản riêng lẻ. Tôi thường thấy mọi người bán hết 1 khoản đầu tư vì nó không mang lại lợi nhuận mong muốn. Một danh mục đa dạng hóa tốt thường có vài khoản đầu tư hoạt động kém trong một thời gian, nhưng sẽ tăng trưởng trong khi những kênh khác suy giảm”.
(Alicia Adamczyk, cây bút tài chính cá nhân của LifeHacker – BeRich dịch và biên soạn lại cho phù hợp với người Việt. Ảnh: bamalliance, lapfinvestments)
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Khóa học Hoạch định tài chính cá nhân và gia đình
dành cho người đi làm – không chuyên về tài chính,
giúp bạn biết cách quản lý tài chính toàn diện cho cá nhân và gia đình mình,
từ Chi tiêu, Tiết kiệm đến Đầu tư, Bảo hiểm và Hưu trí…