Vì sao vay thẻ tín dụng lại rủi ro hơn vay mua nhà?

Tham gia nhiều hình thức vay khác nhau là một thuận lợi cho điểm tín dụng của bạn – trong đó 10% số điểm được xác định dựa trên các loại vay mà bạn đã tham gia.

Tuy nhiên, có nhiều khoản nợ không hẳn là một điều tốt, nên tiêu chí này cần được hiểu và xem xét kỹ hơn. Bài viết dưới đây là những lời khuyên của The Motley Fool dành cho bạn.

Vay không thế chấp

Vay không thế chấp nghĩa là sẽ không có tài sản đảm bảo để bên cho vay có thể tịch thu trong trường hợp bạn không trả nợ đúng cam kết.

Ví dụ các khoản vay không thế chấp bao gồm nợ thẻ tín dụng, vay tiêu dùng v.v….

Tuy nhiên hãy lưu ý rằng nếu bạn không thực hiện thanh toán bạn có thể sẽ bị kiện.

Lãi suất của hình thức này cao hơn so với vay có thế chấp bởi vì người cho bạn vay phải chịu rủi ro cao hơn.

Nợ xoay vòng

Nợ xoay vòng thường là cách dễ nhất để có được tín dụng. Thẻ tín dụng là loại phổ biến nhất và cũng là một ví dụ điển hình của hình thức Nợ xoay vòng: bạn có thể vay mỗi tháng tối đa đến một giới hạn xác định trước (gọi là hạn mức của bạn), và số tiền yêu cầu thanh toán tối thiểu mỗi tháng bằng một tỷ lệ phần trăm trên số tiền bạn đã tiêu.

Thông thường sẽ không có điều kiện về cách bạn sử dụng nợ quay vòng, bạn có thể chi bất cứ khi nào và bao nhiêu miễn là không vượt quá hạn mức mỗi tháng. Lãi suất thường đa dạng và cao hơn các hình thức khác.

Nợ xoay vòng đa phần là nợ không thế chấp, nhưng cũng có dạng thẻ tín dụng ký quỹ bằng sổ tiết kiệm.

Thẻ tín dụng – lưu ý đặc biệt – có lãi suất rất cao, nghĩa là dù rằng việc có tài khoản tín dụng giúp tăng điểm của bạn, thì việc chi trước trả sau có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến bạn về lâu dài.

Bạn nên luôn thanh toán ít nhất là mức quy định tối thiểu mỗi tháng. Nhưng hãy cố gắng trả hết toàn bộ số dư nợ của thẻ càng sớm càng tốt.

vay-the-chap_websblogger

Trả góp

Vay trả góp là hình thức mà tổng số tiền bạn vay sẽ được chia nhỏ để thực hiện thanh toán dần theo từng tháng. Ví dụ tốt nhất là khoản vay mua nhà thế chấp, thường có lãi suất thấp và kế hoạch thanh toán xác định. Vay mua ô tô, vay tiêu dùng là một số ví dụ khác.

Không phải tất cả các khoản vay trả góp đều giống nhau: vay mua nhà và ô tô là nợ có thế chấp, nghĩa là người hoặc tổ chức cho vay được thu hồi tài sản đảm bảo nếu bạn không thực hiện thanh toán. Còn vay tiêu dùng là dạng nợ tín chấp sẽ có lãi suất cao hơn.

Hãy nhớ rằng: mặc dù tham gia nhiều hình thức vay khác nhau có thể giúp bạn tăng thêm điểm tín dụng, nhưng tỷ lệ sử dụng tín dụng (số tiền bạn đã vay so với hạn mức) và lịch sử thanh toán của bạn quan trọng hơn và có trọng số lớn hơn. Đừng vay quá nhiều khoản hơn mức bạn có thể trả và hãy thực hiện thanh toán nợ đúng hạn, điều này sẽ làm tăng điểm của bạn nhiều hơn mà ít rủi ro hơn.

(Alicia Adamczyk, cây bút tài chính cá nhân của LifeHacker – BeRich dịch và biên soạn lại cho phù hợp với người Việt. Ảnh: websblogger)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Khóa học Hoạch định tài chính cá nhân và gia đình

dành cho người đi làm – không chuyên về tài chính,

giúp bạn biết cách quản lý tài chính toàn diện cho cá nhân và gia đình mình,

từ Chi tiêu, Tiết kiệm đến Đầu tư, Bảo hiểm và Hưu trí…

TRUY CẬP BERICH