Tiết kiệm tiền với các mẹo tài chính hành vi

Chúng ta đều biết rằng tự động hóa việc dành dụm tích lũy và thiết lập các quy tắc chi tiêu có thể giúp tiết kiệm hiệu quả. Không chỉ vậy, một Báo cáo gần đây từ Phòng nghiên cứu Common Cents của trường Đại học Duke đã đưa ra những góc nhìn mới về cách sử dụng thủ thuật tài chính hành vi để tiết kiệm hiệu quả hơn.

Tận dụng các mốc tuổi để hoàn thành mục tiêu

Theo Báo cáo, người càng lớn tuổi càng có động lực thay đổi thói quen nếu họ thường được gợi nhớ về các mốc thời gian sắp tới. Phòng nghiên cứu có hợp tác với Silvernest, một dịch vụ kết nối người sở hữu nhà lớn tuổi với khách thuê nhà tiềm năng, nhằm cố gắng tăng số lượng chủ nhà sử dụng trang web. Kết quả cho thấy các quảng cáo hướng đối tượng theo độ tuổi cụ thể có hiệu quả cao hơn so với quảng cáo chung chung. Ví dụ như mẫu quảng cáo sau “Bạn đang sắp bước sang tuổi 65. Bạn đã sẵn sàng nghỉ hưu chưa? Chia sẻ nhà cho thuê có thể hỗ trợ bạn.” đã tăng tỷ lệ nhấp từ 2,46% đến 5,49%.

Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây, rằng nhiều người có xu hướng tạo ra thay đổi lớn trong hành vi hoặc cuộc sống của họ khi bước sang thập kỷ mới (tức là khi họ sắp vào tuổi 30, 40…). Bạn có thể áp dụng điều này trong cuộc sống của chính mình bằng cách lập danh sách những điều bạn muốn hay cần hoàn thành, ở đây là về mặt tài chính, để chuẩn bị chào đón giai đoạn mới. Hãy cam kết hoàn thành danh sách đó bằng cách đặt lời nhắc trong điện thoại hoặc lịch cá nhân của mình, và chia sẻ những dự định của bạn với người thân bạn bè để tạo thêm động lực cố gắng.

Đăng ký bản tin để cập nhật các bài chia sẻ mới về tài chính cá nhân và các chương trình ưu đãi của BeRich:

Hạn chế mức độ thường xuyên thực hiện một việc gì đó thay vì tập trung vào ngân sách

Trong một thử nghiệm khác, nhóm nghiên cứu Common Cents đã thực hiện phân tích hơn 30.000 giao dịch với Qapital, một ứng dụng tài chính cá nhân, và nhận thấy rằng người tiêu dùng thường thấy hối tiếc với chi tiêu cho nhà hàng, cà phê và thức ăn nhanh hơn là các hạng mục khác. Và nhóm đã thử nghiệm các cách khác nhau để hạn chế khoản chi tiêu này.

Điều rút ra là: Những người giới hạn số lần đi ăn ngoài (trong trường hợp này là hai lần mỗi tuần) thay vì giới hạn số tiền được chi tiêu thì cắt giảm thành công hơn.

Chủ động hỏi về các ưu đãi

Dựa trên quan sát quá trình thương lượng về lãi suất thẻ tín dụng của 20 người và khảo sát 5.000 người về đàm phán hóa đơn, Common Cents nhận thấy rằng hành động quyết định cho việc nhận được các ưu đãi (lãi vay thấp hơn, chiết khấu giảm giá tốt hơn…) chính là ở chỗ chủ động đặt câu hỏi. Một khi người tiêu dùng đã thực hiện điều đó, các kỹ năng đàm phán thực sự không ảnh hưởng đến việc họ nhận ưu đãi tốt hơn hay không.

Vì vậy, dù bạn đang bận rộn hoặc còn ngần ngại, hãy thử nghĩ rằng: Bạn có thể nhận được mức giá thấp hơn chỉ bằng việc đặt câu hỏi, không cần thương lượng. Với mức nợ tín dụng trung bình giữa các hộ gia đình là 30-50 triệu VND, điều này có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền trong thời gian dài.

(Alicia Adamczyk, cây bút tài chính cá nhân của LifeHacker – BeRich dịch và biên soạn lại cho phù hợp với người Việt. Ảnh: aarp)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Khóa học Hoạch định tài chính cá nhân và gia đình

dành cho người đi làm – không chuyên về tài chính,

giúp bạn biết cách quản lý tài chính toàn diện cho cá nhân và gia đình mình,

từ Chi tiêu, Tiết kiệm đến Đầu tư, Bảo hiểm và Hưu trí…

TRUY CẬP BERICH