Trong một lần đi mua sắm cùng chồng tôi, nhìn qua những món đồ mà tôi đã mua, chồng tôi đùa rằng tôi là “một tín đồ nghiện mua sắm”. Mặc dù biết đó chỉ là một lời nói đùa của chồng, nhưng điều đó làm tôi phải suy nghĩ xem thử giữa mua sắm và nghiện mua sắm khác nhau như thế nào.
Có một sự khác biệt lớn giữa việc thỉnh thoảng tận hưởng một lần đi mua sắm quần áo với việc bạn luôn có cảm giác bứt rứt muốn đi mua sắm bất kể tình hình tài chính của mình thế nào hoặc bất kể bạn có cần mua hay không.
Nếu bạn đã từng tự hỏi “Tôi có là một tín đồ nghiện mua sắm không?”, hãy dùng 10 dấu hiệu dưới đây để tìm câu trả lời.
Bạn chẳng bao giờ giữ được tiền lâu trong túi cả
Bạn có thể là một tín đồ nghiện mua sắm nếu bạn không thể dừng tiêu xài bất cứ đồng nào mình có.
Bạn biết bạn nên để dành tiền trong sổ tiết kiệm hoặc đem trả nợ, nhưng thay vào đó bạn lấy đi mua một đôi giày mới.
Bạn không thể theo dõi được chi tiêu của mình
Thử kiểm tra điều này bằng cách nhìn vào tủ quần áo của bạn.
Nếu bạn thấy có những sản phẩm mà bạn không nhớ đã mua khi nào hoặc những sản phẩm vẫn còn nguyên tem giá thì chứng tỏ thói quen mua sắm của bạn đã vượt khỏi tầm kiểm soát của bạn.
Việc mua sắm chi phối những sở thích khác cũng như công việc của bạn
Nếu bạn sẵn sàng bỏ sang một bên những thứ mình từng thích thú để đi đến trung tâm mua sắm, thì đó là một dấu hiệu cho thấy vấn đề bắt đầu trầm trọng.
Nếu công việc của bạn bắt đầu bị ảnh hưởng vì bạn dành nhiều thời gian lướt web duyệt qua các cửa hàng mua sắm trực tuyến, thì bạn đang cần điều chỉnh lại.
Bạn mua sắm không có lý do
Mọi người đều có đôi lần mua sắm ngẫu hứng. Nhưng bạn có thể là một người nghiện mua sắm nếu phần lớn các món bạn mua đều là bốc đồng.
Một dấu hiệu cho thấy mua sắm của bạn đã vượt khỏi tầm kiểm soát là bạn tiếp tục mua cùng một loại hàng hóa, chẳng hạn như kính mát hay túi xách, dù bạn đã có nhiều rồi.
Bạn mua những sản phẩm không cần thiết mà không cân nhắc đến tình hình tài chính của mình
Nếu bạn đang nợ trên thẻ tín dụng ngày càng nhiều do thói quen mua sắm của mình, nhưng lại không thể thanh toán đúng hạn, bạn cần đến gặp các chuyên gia tư vấn.
Bạn có cảm giác hưng phấn khi mua sắm hoặc khi đặt chân vào các trung tâm mua sắm
Khi bạn mua một món hàng, não bạn sẽ phát sinh ra chất dopamine. Theo thời gian, việc tiết ra chất dopamine và cảm giác vui sướng mà bạn trải nghiệm sẽ trở thành một thứ gây nghiện.
Bạn giấu những món đồ mình đã mua
Bạn bè và gia đình của bạn bắt đầu nhận thấy rằng bạn đang chi tiêu vượt quá khả năng của mình.
Để tránh không cho mọi người biết, bạn bắt đầu lén giấu những món mình đã mua hoặc nói dối về khoảng thời gian bạn dành để đi mua sắm.
Nếu bạn đang mua sắm trực tuyến, bạn vội vàng tắt cửa sổ trình duyệt khi có ai đó đi ngang qua.
Bạn mua sắm như là một cách để xả stress
Việc bạn thỉnh thoảng mua một chiếc váy hoặc thứ gì đó để tự động viên bản thân là một hành vi hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Nhưng việc mua sắm vào tất cả những khi có điều gì khiến bạn căng thẳng hoặc mọi lúc bạn thấy xuống tinh thần thì có thể cho thấy chi tiêu đã vượt tầm kiểm soát của bạn.
Chi tiêu hết hạn mức của ít nhất một thẻ tín dụng
Hạn mức thẻ không phải là một mục tiêu để bạn cố gắng đạt đến. Mà điều bạn cần làm là giữ chi tiêu của mình nằm dưới hạn mức của thẻ.
Bạn cảm thấy có lỗi khi mua sắm
Sau khi mua sắm xong, bạn có cảm giác hối hận, tiếc tiền. Nhưng sự hối hận đó không đủ để khiến bạn trả lại các mặt hàng đã mua hoặc dừng mua sắm.
Nếu thấy mình có đa số các dấu hiệu trên thì bạn cần thường xuyên theo dõi tình hình chi tiêu của mình và kiểm soát nghiêm khắc hơn để tránh cơn nghiện ngày càng trầm trọng.
(Kelly Anderson – BeRich dịch và biên soạn lại cho phù hợp với người Việt. Ảnh: ehow)
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Khóa học Hoạch định tài chính cá nhân và gia đình
dành cho người đi làm – không chuyên về tài chính,
giúp bạn biết cách quản lý tài chính toàn diện cho cá nhân và gia đình mình,
từ Chi tiêu, Tiết kiệm đến Đầu tư, Bảo hiểm và Hưu trí…