10 loại hồ sơ tài chính và cá nhân mà bạn cần lưu giữ

Đối với một số người, đây là công việc rất đơn giản không cần nhiều hướng dẫn, nhưng theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì nó tưởng dễ mà không phải dễ. Việc xác định xem loại tài liệu nào phải lưu giữ còn loại nào thì không sẽ cần khá nhiều sự cân nhắc và chuẩn bị. Vì vậy, bài này chia sẻ một danh sách những hồ sơ tài chính và cá nhân quan trọng cần lưu giữ để bạn tiện rà soát, bao gồm:

1. Hồ sơ cá nhân và việc làm

  • Giấy khai sinh
  • Giấy chứng nhận kết hôn
  • Giấy chứng tử (nếu có)
  • Resume / Hồ sơ xin việc (liên tục cập nhật)
  • Thông tin về các quyền lợi của người lao động nói chung và chính sách phúc lợi của Cty bạn nói riêng (BHXH, BHYT…)
  • Giấy xác nhận cơ quan (đang / đã từng) làm việc
  • Mã số thuế, Số (sổ) BHXH, Số (thẻ) BHYT
  • Bằng cấp và Bảng điểm
  • CMND và Passport
  • Giấy nhận con nuôi (nếu có)

2. Hồ sơ quản lý tài chính

  • Kế hoạch ngân sách
  • Báo cáo tài chính cá nhân (hiện trạng tài sản, thu nhập…)
  • Danh sách mục tiêu tài chính
  • Danh sách các món lưu giữ trong két an toàn
  • Hồ sơ thuế

3. Chứng từ nộp thuế

  • Chứng từ của các khoản được miễn giảm thuế (ví dụ thu nhập từ thừa kế BĐS của người thân, khoản đóng góp quỹ từ thiện…)
  • Chứng từ của các khoản thu nhập chịu thuế
  • Tờ khai và hồ sơ thuế thu nhập các năm trước

4. Hồ sơ các dịch vụ tài chính

  • Checkbook / Tập séc, các tờ séc chưa sử dụng hay đã bị hủy (nếu có)
  • Sao kê ngân hàng
  • Sao kê tài khoản / sổ tiết kiệm
  • Thông tin địa chỉ và số két an toàn

5. Hồ sơ tín dụng

  • Thẻ tín dụng không sử dụng
  • Sao kê hàng tháng, chứng từ thanh toán
  • Danh sách số tài khoản thẻ và thông tin liên hệ của tổ chức phát hành

6. Hồ sơ xe hơi và các thanh toán tiêu dùng khác

  • Phiếu bảo hành
  • Hóa đơn các món chi tiêu lớn
  • Hướng dẫn sử dụng xe và các thiết bị chính yếu khác
  • Giấy tờ đăng ký xe
  • Hồ sơ bảo trì sửa chữa và các dịch vụ khác cho xe hơi

Đăng ký bản tin để cập nhật các bài chia sẻ mới về tài chính cá nhân và các chương trình ưu đãi của BeRich:

7. Hồ sơ nhà ở

  • Hợp đồng thuê nhà / cho thuê (nếu có)
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
  • Giấy tờ thế chấp
  • Hồ sơ thuế nhà đất
  • Chứng từ các lần sửa chữa nhà, cải tạo nhà

8. Hồ sơ bảo hiểm

  • Hợp đồng bảo hiểm
  • Danh sách các phí bảo hiểm phải đóng và ngày thanh toán
  • Thông tin y tế (lịch sử sức khoẻ, sử dụng thuốc theo toa)
  • Đơn yêu cầu bồi thường

9. Hồ sơ đầu tư

  • Hồ sơ giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ
  • Danh sách tài khoản giao dịch
  • Sao kê và Báo cáo thường niên
  • Hồ sơ về việc nhận cổ tức

10. Hồ sơ hưu trí và hoạch định di sản

  • Thông tin lương hưu từ BHXH
  • Thông tin về chương trình quỹ hưu trí đã tham gia
  • Di chúc

(Edel, cây bút chuyên viết về tài chính cá nhân tại Journey To Millions – BeRich dịch và biên soạn lại cho phù hợp với người Việt. Ảnh: FoxNews)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Khóa học Hoạch định tài chính cá nhân và gia đình

dành cho người đi làm – không chuyên về tài chính,

giúp bạn biết cách quản lý tài chính toàn diện cho cá nhân và gia đình mình,

từ Chi tiêu, Tiết kiệm đến Đầu tư, Bảo hiểm và Hưu trí…

TRUY CẬP BERICH