12 sai lầm khi đầu tư

Khái niệm tiết kiệm phòng khi thiếu thốn đã quen thuộc từ lâu. Nó gần như là bản năng khi chúng ta luôn chuẩn bị cho một tương lai bất định.

Vấn đề phát sinh là từ sau khi chúng ta để riêng một phần tiền dành dụm. Bởi vì nếu chỉ tiết kiệm thôi thì không đủ. Từ tiết kiệm đến cổ phiếu rồi bất động sản, chúng ta muốn khoản tích lũy của mình sinh sôi nảy nở liên tục – và hy vọng nó không bị mất mát trong quá trình này.

Khi đầu tư, chúng ta có thể mắc phải một số sai lầm sau đây…

1. Không đầu tư

Vâng, đó là sai lầm lớn nhất.

Đừng chờ đợi được tăng lương, thừa kế hay trúng số. Hãy bắt đầu ngay bây giờ với những gì bạn có thể.

Thử nghĩ xem: Nếu bạn có thể tiết kiệm chỉ 30 nghìn một ngày mỗi ngày trong 30 năm, và đầu tư sinh lời hàng năm 10 phần trăm, bạn sẽ có hơn 2 tỷ. Có lẽ đủ để thay đổi cuộc sống của bạn và những người thân yêu.

Nếu bạn chẳng dành ra được 30 nghìn đó, hãy bắt đầu theo dõi các chi tiêu của mình xem có thể hay không.

2. Đầu tư trước khi tìm hiểu kỹ

Khi nói đến việc đầu tư vào các tài sản có thể có rủi ro như cổ phiếu, một trong những sai lầm tôi đã phạm phải là đầu tư theo bản năng với 20 phút tìm hiểu qua Internet.

Lúc còn học đại học, tôi đã quyết định bắt đầu đầu tư như là một cách để xây dựng quỹ hưu trí cho mình. Đó là một kế hoạch tốt. Nhưng tôi cũng đã quyết định đầu tư vào các công ty mà tôi biết và thích, chứ không thực sự hiểu chúng. Đó là một kế hoạch tồi tệ.

Khi thực hiện các đầu tư có thể có rủi ro, bạn cần tìm hiểu kỹ. Có rất nhiều công cụ trực tuyến và thông tin miễn phí để bạn tham khảo.

3. Sự thiếu kiên nhẫn

Trong một bài gọi là 10 điều răn của sự giàu có và hạnh phúc, tác giả Stacy Johnson đưa ra lời khuyên này: Hãy sống như bạn sẽ chết vào ngày mai, nhưng hãy đầu tư như thể bạn sẽ sống mãi mãi.

Ông cũng kể một ví dụ về việc lòng kiên nhẫn đã đền đáp như thế nào:

“Món đầu tư hời nhất của tôi là Apple. Tôi không nhớ chính xác khi tôi mua nó, đâu đó vào năm 2002 hoặc 2003.

Giá tôi mua là khoảng $8 / cổ phiếu: giao dịch hôm nay của Apple vào khoảng $400 / cổ phiếu, vì vậy số tiền đầu tư $1600 ban đầu của tôi đã tăng thành $80,000.

Nếu tôi thiếu kiên nhẫn và bán sớm, tôi đã bỏ lỡ khoản đầu tư có lời nhất mà tôi từng thực hiện.”

Nhìn chằm chằm vào một cái cây mới trồng được 24 giờ, bạn sẽ cảm thấy nó không tăng trưởng. Tương tự dòm tới dòm lui khoản đầu tư của mình, bạn có thể bỏ lỡ một màn thay đổi cuộc chơi.

4. Giữ khi bạn nên buông

Đừng ám ảnh về các khoản đầu tư của bạn, nhưng ngược lại cũng đừng bỏ lơ chúng không ngó ngàng đến một thời gian dài.

5. Chọn lựa quá nhiều rủi ro

Ai cũng muốn tăng gấp đôi tiền của họ qua đêm. Nhưng một số khoản đầu tư không khác gì cờ bạc, chẳng hạn đầu tư vào quyền chọn và hàng hóa hứa hẹn phần thưởng lớn nhưng rủi ro cũng là khổng lồ.

Không có gì sai khi thỉnh thoảng lại có tham vọng, hay việc phân bổ một phần tài sản cho kênh đầu tư có rủi ro cao hơn cũng là một lựa chọn khôn ngoan. Nhưng nếu đó là tất cả những gì bạn đang làm, thì không phải bạn đang đầu tư mà là đang đánh bạc.

sai-lam-khi-dau-tu

6. Không chấp nhận rủi ro

Mặt khác, một số nhà đầu tư lại đứng yên như chú nai ngơ ngác trước ngọn đèn pha, không chấp nhận dù là một mức rủi ro có thể tính toán được.

Thay vào đó, họ giữ tiền tiết kiệm của mình trong tài khoản ngân hàng, nhận lãi thấp và an ủi bản thân “Tôi quan tâm tiền của mình không bị mất đi hơn là sinh lời”.

Tiền gửi tiết kiệm sẽ đảm bảo bạn không bao giờ bị mất gì. Nhưng cũng đảm bảo sức mua trên khoản tiết kiệm của bạn sẽ không theo kịp lạm phát. Nói cách khác, bạn sẽ trở nên nghèo hơn theo thời gian.

7. Không đa dạng hóa

Có hai loại rủi ro trong chứng khoán. Thứ nhất là rủi ro thị trường: Nếu toàn bộ thị trường giảm, cổ phiếu của bạn có lẽ cũng sẽ giảm. Loại kia được gọi là rủi ro doanh nghiệp: nguy cơ riêng một công ty nào đó sẽ kém.

Khó để loại bỏ rủi ro thị trường, nhưng bạn có thể làm giảm rủi ro doanh nghiệp bằng cách đầu tư vào nhiều công ty.

Không đủ khả năng để sở hữu cổ phần một số lớn các công ty? Đó là lý do vì sao quỹ tương hỗ ra đời.

Một quỹ tương hỗ cho phép bạn sở hữu hàng chục – thậm chí hàng trăm – công ty với vốn đầu tư chỉ cần 1 triệu đồng.

8. Trở nên tham lam

Lần đầu tiên kiếm được tiền từ đầu tư, tôi đã quá hưng phấn và từ một nhà đầu tư ổn định, thận trọng tôi chuyển sang trạng thái đầu cơ.

Rất may, cha tôi nhảy vào thuyết phục tôi ngừng chạy nước rút và bắt đầu bước chậm trở lại. Nếu không, có lẽ tôi sẽ thổi bay toàn bộ tiền tiết kiệm của mình.

9. Thận trọng quá mức

Giữa Internet, báo chí và truyền hình, bạn rất dễ bị quá tải với các thông tin mâu thuẫn nhau.

Hãy lùi lại một bước để nhìn vào bức tranh lớn, tìm một ít nguồn tin tài chính mà bạn tin tưởng, sau đó bỏ bớt phần còn lại.

Stacy nói, “Nếu tôi nghe theo tất cả các chuyên gia trên CNBC, chắc tôi đã không giữ Apple đến ngày hôm nay. Tôi mua cổ phiếu các công ty chất lượng và giữ trong một thời gian dài mà có thể cả tuần – hay thậm chí hàng tháng – không cần kiểm tra chúng “.

Đăng ký bản tin để cập nhật các bài chia sẻ mới về tài chính cá nhân và các chương trình ưu đãi của BeRich:

10. Theo bầy đàn

“Nếu bạn nghĩ rằng nền kinh tế đang đi về con số không, hãy mua súng và đồ hộp. Nhưng nếu bạn có thể kỳ vọng một cách hợp lý về sự hồi phục của nền kinh tế ngày nào đó, hãy đầu tư đi – cho dù ngày đó hãy còn xa, và cho dù mọi thứ có thể tồi tệ hơn trước khi tốt trở lại”.

11. Quá tự tin

Nền kinh tế chạy theo chu kỳ của sự bùng nổ và khủng hoảng – ở thời kỳ mọi thứ tốt đẹp, mọi người thường nhầm lẫn giữa may mắn với có kỹ năng.

Đây là những gì đã xảy ra trong quá trình bong bóng nhà đất và chứng khoán dot.com. Bạn ở đúng nơi vào đúng thời điểm không hẳn liên quan đến chuyện bạn là người thông minh.

12. Không điều chỉnh

Cách bạn đầu tư sẽ thay đổi khi cuộc sống của bạn thay đổi. Lúc bạn còn trẻ, có thể thiên về các đầu tư có độ rủi ro cao hơn bởi vì bạn có thời gian để hồi phục từ những sai lầm, bù lại các kênh đầu tư này sẽ cho tăng trưởng cao trong dài hạn.

Khi bạn gần đến tuổi nghỉ hưu, bạn nên gia tăng tỷ lệ đầu tư vào các tài sản an toàn. Cuộc suy thoái kinh tế và khủng hoảng thị trường chứng khoán Mỹ năm 2008-2009 đã ảnh hưởng khoản tiết kiệm của nhiều người sắp về hưu. Đúng ra những người sắp về hưu không nên giữ tỷ lệ cổ phiếu nhiều như vậy.

(MoneyTalksNews – BeRich dịch và biên soạn lại cho phù hợp với người Việt. Ảnh: CNN)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Khóa học Hoạch định tài chính cá nhân và gia đình

dành cho người đi làm – không chuyên về tài chính,

giúp bạn biết cách quản lý tài chính toàn diện cho cá nhân và gia đình mình,

từ Chi tiêu, Tiết kiệm đến Đầu tư, Bảo hiểm và Hưu trí…

TRUY CẬP BERICH