5 nguy cơ khi bạn không dành dụm cho hưu trí

Mất đi lợi thế về thời gian

Hãy xem xét sự khác biệt giữa một người A dành dụm 2 triệu đồng mỗi tháng bắt đầu từ tuổi 25, so với B từ tuổi 35:

– Giả sử cùng một tỷ lệ tăng trưởng là 8 phần trăm, A sẽ tích lũy được hơn 7 tỷ khi nghỉ hưu vào tuổi 65.

– B bắt đầu trễ hơn mười năm sẽ có ít hơn một nửa số đó, chỉ đơn giản là vì mất đi cơ hội tăng trưởng trong dài hạn.

Trong những lời khuyên của chuyên gia xung quanh việc hoạch định hưu trí và đầu tư, thì tất cả chúng ta đều có một lợi thế mấu chốt, mà nó không hề hao tốn hay đòi hỏi bí quyết tài chính lớn lao gì: đó là Thời gian.

Không phân biệt bạn đầu tư vào đâu và nền kinh tế đang tốt xấu thế nào, bạn còn càng nhiều thời gian trước khi nghỉ hưu, thì càng có thể chuẩn bị tốt hơn.

Theo Certified Public Accountant Ryan Himmel, nhiều cá nhân sẽ không dành dụm đủ $100,000 lúc nghỉ hưu, vì họ thậm chí còn chưa nghĩ đến việc phải ưu tiên cho mục tiêu này mãi đến khi gần 50 tuổi.

Những lý do để trì hoãn cũng dễ hiểu: giai đoạn tuổi trẻ thì thu nhập còn thấp; sau đó, bạn bắt đầu tập trung dành dụm cho các mục tiêu mua nhà, xe hơi, và lập gia đình. Giật mình ngoảnh lại thì đã sắp về hưu – và bạn phải trả giá đắt vì bỏ lỡ lợi thế mà thời gian mang lại cho sự tăng trưởng đầu tư dài hạn.

Bạn không thể dự đoán được nền kinh tế vĩ mô

Tất cả nhà kinh tế học, môi giới chứng khoán và nhà đầu tư đều kiếm sống bằng cách nghiên cứu và xác định xu hướng kinh tế trước khi chúng diễn ra, nhưng thực tế là, không ai có thể luôn dự đoán chính xác tương lai, bởi vì nó được quyết định bởi nhiều yếu tố không thể đoán trước, bao gồm cả chính trị, thời tiết, và hành vi của con người.

Bạn không có cách nào biết được cuộc sống sẽ ra sao khi bạn nghỉ hưu. Nếu không có một khoản dành dụm tích lũy sẵn cho hưu trí, thì xem như lúc đó bạn hoàn toàn phó mặc cho số phận.

Nếu đến lúc gần về hưu mà bạn vẫn chưa dành dụm đủ, bạn sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bù đắp thời gian đã mất bằng cách đặt tiền của mình vào những kênh đầu tư lợi nhuận cao hơn – và rủi ro cũng cao hơn.

Nếu thị trường bất động sản đang trong chu kỳ đi xuống, bạn sẽ không thể tận dụng bằng cách bán nhà hay vay thế chấp.

Nếu lối sống, công nghệ, và các sáng kiến khác khiến kỹ năng của bạn trở nên ít đất dụng võ, thì bạn sẽ khó khăn khi muốn kéo dài thời gian làm việc ở độ tuổi đó.

Trong khi các kịch bản này đều có thể xảy ra bất kể bạn đã dành dụm bao nhiêu, thì việc có một quỹ hưu trí sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn các rủi ro không kiểm soát được.

danh-dum-cho-huu-tri

Khó mà kéo dài thời gian làm việc

Nếu bạn đang trì hoãn dành dụm cho hưu trí vì bạn định làm việc lâu hơn, hãy cân nhắc lại kế hoạch này. Trong một cuộc khảo sát gần đây của Capital One ShareBuilder, một phần tư người Mỹ có kế hoạch làm việc bán thời gian; và một phần ba định tiếp tục duy trì lối sống hiện tại của họ trong thời gian nghỉ hưu.

Vấn đề là, thị trường không có nhiều việc làm thu nhập tốt cho người lao động lớn tuổi.

Các nhà kinh tế cho rằng sự tồn tại của các nhân viên lớn tuổi sẽ tước mất việc làm của những người lao động trẻ. Bất kể bạn tin vào lý thuyết này hay không, thì luận điểm đó cũng đáng để xem xét: Nếu người sử dụng lao động phải lựa chọn, họ sẽ lựa chọn một nhân viên lớn tuổi nhiều kinh nghiệm nhưng kỳ vọng thu nhập cao hơn, hay một người trẻ sẵn sàng làm việc với mức lương thấp hơn?

Sống lâu hơn bạn nghĩ

Theo Society of Actuaries 2000 Annuity Table, có 17% khả năng nam giới 65 tuổi sẽ sống đến tuổi 95. Còn phụ nữ 65 tuổi có 23% cơ hội sống tới 95 tuổi.

Đối với các cặp vợ chồng đã kết hôn, 36% khả năng là một trong hai thành viên sẽ sống đến tuổi 95. Nếu bạn đang trì hoãn việc dành dụm cho hưu trí vì cho rằng mình không cần một cuộc sống quá xa xỉ khi về già, thì hãy nghĩ đến các vấn đề sức khỏe gây ra bởi quá trình lão hóa có thể không lường trước được.

Tóm lại, theo Trung tâm Nghiên cứu Hưu trí tại Boston College, ước tính 15 đến 20 phần trăm người lao động lớn tuổi không đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc trong giai đoạn này.

Đăng ký bản tin để cập nhật các bài chia sẻ mới về tài chính cá nhân và các chương trình ưu đãi của BeRich:

Không có một kế hoạch dự phòng

Mặc dù tương lai của bảo hiểm xã hội (Mỹ) vẫn là một vấn đề nóng bỏng, các nhà kinh tế đồng ý rằng quỹ BHXH sẽ không duy trì các chính sách hiện tại được lâu.

Trong báo cáo thường niên gần đây nhất của Social Security Trustees, năm 2033 được dự báo là thời điểm mà quỹ BHXH Mỹ sẽ giảm đáng kể.

Mặc dù đại diện quỹ Michael Astrue đã phát biểu tại một cuộc họp báo rằng quỹ BHXH có khả năng sẽ không bị cạn kiệt hoàn toàn trong năm 2033, ông đã thừa nhận sẽ có sự điều chỉnh khi nói rằng “quỹ (chỉ) đủ để trả 75% mức phúc lợi.”

Với thực tế mức lương hưu từ BHXH không hỗ trợ hoàn toàn cho người về hưu, hãy lập kế hoạch trong đó lương hưu từ BHXH là phần bổ sung, chứ không phải là nguồn thu nhập chính.

(Stephanie Taylor Christensen, cây bút viết về kinh doanh, tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe, sự nghiệp và tài chính cá nhân – BeRich dịch và biên soạn lại cho phù hợp với người Việt. Ảnh: thesimpleretiree)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Khóa học Hoạch định tài chính cá nhân và gia đình

dành cho người đi làm – không chuyên về tài chính,

giúp bạn biết cách quản lý tài chính toàn diện cho cá nhân và gia đình mình,

từ Chi tiêu, Tiết kiệm đến Đầu tư, Bảo hiểm và Hưu trí…

TRUY CẬP BERICH