8 sai lầm bạn thường mắc phải với tài khoản thanh toán

Khi nghĩ tới tài khoản thanh toán, hầu như chúng ta chỉ quan tâm là liệu tài khoản còn đủ tiền không. Dù chắc hẳn điều này rất quan trọng, thì còn nhiều vấn đề khác ta cũng cần lưu ý. Dưới đây là những sai lầm phổ biến mà bạn cần tránh mắc phải với tài khoản thanh toán của mình, vì chúng có thể khiến bạn tốn kém.

1. Duy trì số dư thấp hơn khoản bạn cần để trang trải chi phí

Đối với tài khoản thanh toán, điều ta cần quan tâm hàng đầu luôn là đảm bảo tài khoản đủ tiền để chi trả các chi phí – nhất là khi bạn có đăng ký những dịch vụ chuyển tiền, thanh toán tự động và / hoặc định kỳ. Nếu không, bạn biết điều gì sẽ xảy ra rồi đó – chi tiêu bị thâm hụt và điểm tín dụng của bạn có thể bị ảnh hưởng nếu khoản thanh toán bị trễ 30 ngày trở lên.

2. Để trong tài khoản nhiều tiền hơn số bạn cần

Michael Banks, người sáng lập blog tài chính cá nhân The Fortunate Investor, chia sẻ: “Tiền để trong tài khoản thanh toán sinh lãi rất thấp, nên nếu khoản thặng dư của bạn có cơ hội sinh lời tốt hơn ở một kênh khác, thì bạn phải tận dụng nó. Bạn không cần đầu tư toàn bộ tiền của mình, mà có thể phân chia theo một tỷ lệ nào bạn thấy thoải mái”.

3. Không tận dụng các máy ATM nội mạng

Khi tôi mới chuyển đến Manhattan, cả hòn đảo chỉ có vài chiếc máy ATM nội mạng của ngân hàng tôi đăng ký, trong đó không cái nào gần nhà. Thế là phí giao dịch tôi phải trả tăng lên đáng kể khi rút tiền qua máy ATM của ngân hàng khác. Điều này kéo dài vài tháng trước khi tôi khôn ra, tìm hiểu các điểm đặt máy ATM lân cận, và đổi ngân hàng. Nếu bạn đang sử dụng tài khoản thanh toán của một ngân hàng mà các điểm giao dịch khá cách trở, hãy xem xét đổi ngân hàng khác; bạn có thể tiết kiệm kha khá thời gian và lệ phí.

Đăng ký bản tin để cập nhật các bài chia sẻ mới về tài chính cá nhân và các chương trình ưu đãi của BeRich:

4. Trả phí cao chỉ để có tài khoản thanh toán tại một ngân hàng nào đó

Phí duy trì tài khoản – hay còn gọi là phí quản lý – được tính hàng tháng nếu số dư trong tài khoản của bạn dưới mức quy định. Có thể hiểu loại phí này là động thái ngân hàng kích thích bạn sử dụng tài khoản ngân hàng thường xuyên hơn. Tùy vào từng loại thẻ sẽ có mức trung bình khác nhau:

  • Phí duy trì tài khoản ngân hàng quốc tế: Thường sẽ cao hơn so với ngân hàng nội địa. Điển hình như ngân hàng HSBC nếu số dư ít hơn 3 triệu đồng, bạn sẽ phải đóng 200.000đ phí duy trì tài khoản.
  • Phí duy trì tài khoản ngân hàng nội địa: Dao động trong khoảng 5.000đ – 15.000đ (theo Timo).

Như vậy, khác với phí thường niên là loại phí bạn không “né” được, thì phí duy trì tài khoản bạn có thể né bằng cách duy trì số dư tối thiểu trong tài khoản theo quy định của ngân hàng, hoặc mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng có mức phí thấp.

5. Chi tiêu mà không kiểm tra số dư

Bạn có biết chính xác (hoặc gần đúng) số dư tài khoản của mình hiện đang là bao nhiêu? Nếu câu trả lời là không, thì có lẽ bạn quán xuyến tiền bạc chưa đủ tốt.

Trước khi quyết định mua một món hàng mà bạn nghĩ có thể làm mất cân đối thu chi trong tháng, hãy kiểm tra lại số dư tài khoản và những khoản chi sắp đến hạn. Tạm xa rời thói quen thanh toán thẻ và chuyển sang dùng tiền mặt cũng là một mẹo hữu ích giúp bạn kiểm soát số dư tốt hơn.

6. Không theo dõi lịch sử giao dịch

Bạn cần phải theo dõi các khoản chi từ tài khoản của mình. Natasha Rachel Smith, chuyên gia tài chính cá nhân tại TopCashback khuyên rằng “Hãy để ý đến các khoản thanh toán tạm treo mà người bán đang yêu cầu cho phép, ví dụ như khách sạn sẽ tạm treo tiền trong tài khoản của bạn cho đến khi giao dịch thực sự kết thúc. Tôi cũng khuyên bạn nên kiểm tra để phát hiện các giao dịch gian lận và phản ánh kịp thời.”

tai-khoan-thanh-toan_study

7. Cho rằng mọi giao dịch đều được ghi nhận chính xác

Mỗi tuần một lần tôi rà soát lại sao kê tài khoản của mình, đã có vài lần tôi phát hiện ra lỗi: một khoản thanh toán gian lận, một khoản phí thành viên bị trừ dù tôi đã hủy đăng ký, hoặc phí tự động tăng lên ngoài sự đồng ý của tôi, một số tiền ghi nhận không chính xác dù đúng là khoản thanh toán đó tôi đã cho phép. Nếu tôi không tự mình kiểm tra và giải quyết các lỗi này thì không ai khác có thể làm thay tôi cả.

8. Kết nối với các nhà bán lẻ trực tuyến mà bạn không biết rõ

Tình trạng thông tin tài chính của người mua sắm bị rò rỉ bởi lỗ hổng bảo mật ngày càng trở nên phổ biến – đặc biệt là vào những dịp lễ. Tôi sẽ không yêu cầu bạn ngừng mua sắm trực tuyến hoàn toàn bởi vì điều đó là phi thực tế, nhưng tôi sẽ hối thúc bạn phải có trách nhiệm hơn trong việc chọn nơi mua sắm và cũng như bảo vệ thông tin cá nhân.

Trước tiên, hãy đảm bảo trang web mà bạn thực hiện mua sắm là an toàn. Đường dẫn chứa “https://” là một chỉ dấu, phân biệt với giao thức “http: //” phổ biến hơn cho các trang web không yêu cầu người dùng cung cấp thông tin.

Thứ hai, chỉ mua sắm trên những website có tích hợp cổng thanh toán được cấp phép như Ngân Lượng, Bảo Kim, OnePay v.v… đảm bảo chuẩn bảo mật và hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

(Mikey Rox, nhà văn / nhà báo / blogger từng đoạt giải thưởng, tác phẩm của ông đã xuất hiện trong hơn 100 ấn phẩm, bao gồm CNN, Money Crashers, CashNetUSA… – BeRich dịch và biên soạn lại cho phù hợp với người Việt. Ảnh: study.com)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Khóa học Hoạch định tài chính cá nhân và gia đình

dành cho người đi làm – không chuyên về tài chính,

giúp bạn biết cách quản lý tài chính toàn diện cho cá nhân và gia đình mình,

từ Chi tiêu, Tiết kiệm đến Đầu tư, Bảo hiểm và Hưu trí…

TRUY CẬP BERICH