8 tuýp người thường gặp vấn đề với tiền bạc

5. Người bao bọc

Những người này rất khó khiển trách bởi vì suy cho cùng thì họ hành động với ý định tốt. Chắc là bạn đã hiểu khá rõ về tuýp người này: đó có thể là người mẹ dành dụm từng đồng cho cậu con trai nhưng anh ta lại phung phí vào cờ bạc rượu chè, đó có thể là người chú đã rút hết số tiền trong quỹ hưu trí của mình để giúp một người bạn đang gặp vấn đề tài chính…

Là những người cố gắng giúp đỡ giải quyết vấn đề tài chính của mọi người xung quanh đến nỗi không còn đủ cho những nhu cầu chi tiêu của bản thân mình, nhóm người này thường hy sinh tài chính của mình để mang lại hạnh phúc cho người khác.

Nhóm người này cần hiểu rằng họ không thể lúc nào cũng giúp đỡ được cho người khác. Tất nhiên họ vẫn có thể giúp đỡ khi thật sự cần thiết, nhưng họ phải chăm sóc bản thân và lo cho tình hình tài chính của mình ổn thỏa trước rồi mới tính đến chuyện giúp đỡ người khác.

6. Người bi quan

Người bi quan thường thua trước cả khi bắt đầu vì họ nghĩ rằng sẽ không có điều tốt đẹp gì đến với mình. Họ không đầu tư bởi vì sợ không kiếm được tiền. Họ không chấp nhận mạo hiểm dưới bất kỳ hình thức nào vì sợ bị thua lỗ hết. Những suy nghĩ bi quan này là một lực cản thật sự và khó có thể thúc đẩy họ tiến lên.

Giống như nhiều người từng trải đã nói rằng nếu bạn không gieo bất kỳ hạt giống nào thì bạn sẽ không có gì để thu hoạch cả. Hãy để người bi quan thấy rằng những kết quả tốt đẹp vẫn có thể xảy ra, bằng cách chia sẻ với họ kinh nghiệm đầu tư tích lũy phù hợp.

Nếu bạn tin rằng không có gì tốt sẽ xảy ra thì hãy tự hỏi bản thân mình vì sao lại thế? Bạn đang bị tách biệt với thế giới chăng? Hay đó chỉ là một sự thay đổi cần thiết trong cách nhìn nhận của bạn?

Đăng ký bản tin để cập nhật các bài chia sẻ mới về tài chính cá nhân và các chương trình ưu đãi của BeRich:

7. Người thiếu thông tin

Người ta thường nói ít kiến thức là một điều nguy hiểm. Điều này cũng đúng trong những vấn đề liên quan đến tài chính.

Những người này không biết cách thị trường hoạt động thế nào, sự khác biệt giữa cổ phiếu và trái phiếu là gì… Họ cảm thấy mơ hồ khi nói đến lãi suất và những điều cần làm để cải thiện điểm tín dụng (mà thật ra điểm tín dụng là gì, họ cũng chẳng rõ). Đến cuối cùng, sự thiếu hiểu biết này dẫn đến việc bỏ lỡ nhiều cơ hội để kiếm tiền.

Người thiếu thông tin thường là do bướng bỉnh hoặc lười học. Nhưng có một điều may mắn là không bao giờ quá muộn để bắt đầu tìm hiểu về kiến thức quản lý tài chính cá nhân. Nếu trong mối quan hệ của bạn có một vài thành viên thuộc nhóm người này, hãy giúp giới thiệu một vài nguồn thông tin để họ có thể tìm hiểu thêm.

Hiện nay, có rất nhiều trang web và diễn đàn về tài chính cá nhân mà mọi người có thể học và ứng dụng các phương pháp một cách dễ dàng. Và tại ngân hàng, những chuyên viên tư vấn cũng có thể đưa ra lời khuyên cho người mới bắt đầu.

tuyp1

8. Người tích trữ

Có 2 điều khiến người tích trữ sẽ không bao giờ chiến thắng trong chuyện tiền bạc. Một là họ sẽ chi tiêu hết tất cả số tiền mình có, mua cái này cái kia rồi tích trữ mà chẳng bao giờ sử dụng. Phòng những người này chất đầy sản phẩm họ đã mua, thậm chí nhiều thứ vẫn còn nguyên mác. Các chồng sách và giấy tờ, nhiều thứ lộn xộn khác khiến họ không có thời gian và không gian để làm bất cứ điều gì, kể cả việc sắp xếp lại tình hình tài chính của bản thân.

Còn nếu có tiền dành dụm, họ cũng sẽ xem nó như một thứ để tích trữ. Không mang đi đầu tư tiết kiệm mà cất giấu đâu đó trong nhà, dưới một chiếc nệm cũ… để phòng cho những lúc khó khăn.

Dù trong trường hợp nào, người tích trữ cũng đang tự làm khó mình. Nhóm người này cần sự giúp đỡ về tâm lý, và nếu họ có thể thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn này, rất có thể họ sẽ tìm thấy một hướng đi cải thiện tình hình tài chính tốt hơn.

(Paul Michael, cây bút tài chính cá nhân của Wisebread – BeRich dịch và biên soạn lại cho phù hợp với người Việt. Ảnh: Moneyunder30)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Khóa học Hoạch định tài chính cá nhân và gia đình

dành cho người đi làm – không chuyên về tài chính,

giúp bạn biết cách quản lý tài chính toàn diện cho cá nhân và gia đình mình,

từ Chi tiêu, Tiết kiệm đến Đầu tư, Bảo hiểm và Hưu trí…

TRUY CẬP BERICH