9 cách tạo thói quen tiết kiệm tiền

Để tiết kiệm hiệu quả và lâu dài, bạn cần hiểu về thói quen chi tiêu của mình. Khi đó, bạn sẽ có thể thay đổi bằng cách xây dựng những thói quen mới. Và đó là chủ đề của bài này – chín cách để xây dựng thói quen tiết kiệm tiền bạc.

1. Thiết lập một mục tiêu. Bạn muốn gì?

  • Có một nơi ở cho riêng mình?
  • Được độc lậpvề tài chính?
  • Thoát khỏi nợ nần?

Mục tiêu sẽ cho bạn lý do để tiết kiệm tiền. Nếu bạn có nhiều mong muốn khác nhau, hãy bắt đầu với một mục tiêu và khi nào đạt được lại đặt ra mục tiêu kế tiếp.

2. Thiết lập một thời hạn. Đặt ra ngày bạn muốn mục tiêu của mình hoàn thành. Viết ra một mảnh giấy và đặt nó ở đâu đó mà bạn có thể nhìn thấy nhiều lần trong ngày – ví dụ như đầu giường. Nhìn vào nó mỗi khi thức dậy và trước lúc đi ngủ. Nó sẽ nhắc nhở bạn tại sao cần tiết kiệm tiền.

3. Theo dõi các chi phí. Có thể bạn cũng mường tượng tình hình mình sử dụng tiền bạc thế nào, nhưng chỉ khi theo dõi chi tiết, bạn mới nắm bắt được chính xác nhất. Sau đây là một cách đơn giản để thực hiện: Chắc hẳn bạn luôn mang theo điện thoại bên mình. Hãy ghi chú tất cả chi tiêu của bạn vào “Calendar” hoặc ứng dụng quản lý chi tiêu trên điện thoại. Vào cuối tháng, bạn sẽ biết chính xác mình đã tiêu bao nhiêu tiền cho những gì.

4. Phân tích các chi phí. Nhìn lại xem tiền của bạn được tiêu cho những khoản nào. Cắt giảm các khoản chưa hợp lý. Lần đầu tiên phân tích có thể bạn sẽ bị sốc, nhưng dần dần sẽ tốt hơn.

5. Lập ngân sách. Tính toán xem bạn cần bao nhiêu tiền cho:

  • Thức ăn
  • Nhà ở
  • Các hóa đơn
  • Quần áo
  • Giải trí
  • v.v…

Lấy thu nhập trừ chi phí, bạn sẽ biết mình có thể tiết kiệm bao nhiêu mỗi tháng. Giả sử nó không được nhiều cho lắm thì vẫn tốt hơn là không dành dụm được đồng nào.

6. Tự trả cho mình trước. Xem số tiền bạn bỏ vào tài khoản tiết kiệm như là hóa đơn đầu tiên bạn phải trả mỗi tháng. Cũng giống như tất cả các hóa đơn khác, không có cách nào bỏ qua mà bạn phải đều đặn thực hiện. Trừ khi bạn đang ở trong nợ nần thì quy tắc trở thành: “Hãy trả nợ trước”.

tao-thoi-quen-tiet-kiem

7. Càng kiếm được nhiều càng tiết kiệm nhiều. Tiết kiệm theo một tỷ lệ phần trăm cố định của thu nhập. Bằng cách này, khi thu nhập tăng lên, khoản tiết kiệm của bạn cũng tăng theo. 20% là một khởi đầu tốt.

8. Hãy suy nghĩ tiết kiệm. Nếu bạn còn tiền thừa vào cuối tháng: tiết kiệm lại. Bạn không cần phải chi tiêu hết tiền kiếm được. Hãy cân nhắc mua những thứ mà mình thực sự cần.

9. Tỉnh táo. Như tôi đã viết trong phần giới thiệu, bạn cần hiểu những thói quen chi tiêu của mình. Bạn cần phải hiểu lý do tại sao bạn mua thứ này thứ kia, có phải là:

  • Để gây ấn tượng với mọi người?
  • Để trở thành một phần của nhóm?
  • Để đáp ứng kỳ vọng của người khác?

Lần tới bạn định mua gì, hãy tự hỏi: Tại sao tôi mua nó? Động cơ thực sự của tôi là gì? Đừng phán xét mà chỉ cần bạn tự nhận biết. Khi đã trả lời được, cuộc sống của bạn sẽ trở nên đơn giản hơn và tránh được những cơn đau đầu về tài chính. Cố gắng theo kịp người khác là một trò chơi không bao giờ kết thúc mà bạn không thể nào thắng cuộc. Hãy tỉnh táo.

(Medhi – BeRich dịch và biên soạn lại cho phù hợp với người Việt. Ảnh: kidspot)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Khóa học Hoạch định tài chính cá nhân và gia đình

dành cho người đi làm – không chuyên về tài chính,

giúp bạn biết cách quản lý tài chính toàn diện cho cá nhân và gia đình mình,

từ Chi tiêu, Tiết kiệm đến Đầu tư, Bảo hiểm và Hưu trí…

 

TRUY CẬP BERICH