9 điều cần nhớ để quản lý tài chính cá nhân

Sau đây là một số hướng dẫn cơ bản giúp bạn quản lý tài chính ổn thỏa. Hãy in ra danh sách này và đặt nó ở nơi bạn có thể nhìn thấy mỗi ngày để tự nhắc nhở mình cố gắng thực hiện.

1. Hãy hành động

Tìm đọc về cách cải thiện tài chính của bạn là một khởi đầu, nhưng sẽ hoàn toàn không có ý nghĩa gì nếu bạn không hành động để đưa những điều mình đã học vào thực tế. Bạn cần phải bắt đầu – ngay bây giờ.

2. Hãy trả hết nợ thẻ tín dụng

Nợ thẻ tín dụng, trong hầu hết trường hợp, là kẻ thù số 1 đối với tài chính của bạn. Nó có thể gây ra tác động tiêu cực rất lớn.

Hãy ngồi lại và lập kế hoạch trả hết các khoản nợ thẻ tín dụng mà bạn đang có, ưu tiên khoản có lãi suất cao trước.

Bạn cần đặt mục tiêu này lên ưu tiên hàng đầu.

3. Hiểu sự khác biệt giữa Muốn và Cần

Những món chi tiêu xa xỉ nho nhỏ vốn không sai, bạn có quyền thưởng thức nhiều thứ cao hơn mức nhu cầu cơ bản. Điều bạn cần hiểu là sự khác biệt giữa mong muốn với nhu cầu. Nếu bạn nắm vững kỹ năng phân biệt này, tài chính của bạn sẽ tốt lên nhiều.

Dành một ít thời gian để phân loại các mục tiêu mua sắm bạn đang hướng đến là thứ bạn Cần hay Muốn. Nếu gặp khó khăn trong việc phân biệt, bạn hãy trì hoãn mua sắm để hạn chế chi tiêu bốc đồng.

quan-ly-tai-chinh

4. Hãy sống trong mức thu nhập của mình

Có nghĩa là hoặc bạn chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được, hoặc bạn tìm cách tăng lương để có thể chi tiêu nhiều hơn. Không còn cách nào khác.

Hãy nhìn lại mức chi phí trung bình hàng tháng để xem nó đang cao hay thấp hơn thu nhập của bạn, và lập kế hoạch ngân sách để tiếp tục theo dõi chi tiêu tương lai. Trường hợp đang tiêu vượt mức, bạn sẽ cần quyết định xem có thể cắt giảm khoản chi phí nào không, hoặc tìm cách nào đó để tăng thu nhập.

5. Hãy tự trả cho mình trước

Trước khi thanh toán các hóa đơn, bạn hãy “trả cho mình” tối thiểu 10% thu nhập. Số tiền này được tách ra khỏi ngân sách chi tiêu hàng tháng để dành dụm lại.

Nếu có thể, hãy đến ngân hàng và thiết lập hình thức tiết kiệm định kỳ, để 10% dành dụm hàng tháng này được tự động trích từ tài khoản tiền lương của bạn vào tài khoản tiết kiệm, giữ cho bạn không thể chi tiêu lố vào.

6. Hãy thiết lập các mục tiêu tài chính

Để đạt được những điều mình mong muốn, bạn cần cụ thể hóa chúng thành mục tiêu rõ ràng cũng như vạch ra các bước cần thực hiện.

Nếu bạn chưa từng nghĩ đến mục tiêu tài chính của mình trong năm nay, năm sau hay 10 năm kể từ bây giờ, hãy dành thời gian để suy nghĩ và lên kế hoạch.

Đăng ký bản tin để cập nhật các bài chia sẻ mới về tài chính cá nhân và các chương trình ưu đãi của BeRich:

7. Hãy chịu trách nhiệm cho các quyết định của mình

Bạn có thể tìm kiếm lời khuyên ​​hay tư vấn về tài chính, nhưng cuối cùng thì tiền của bạn là trách nhiệm của bạn. Bạn chính là người có tiếng nói cuối cùng trong tất cả các quyết định đối với tài sản của mình.

Hãy dành thời gian để tìm hiểu thêm kiến thức quản lý tài chính cá nhân, bạn sẽ tự tin hơn khi ra quyết định.

8. Hãy tiết kiệm đầu tư

Với khoản tiền mà bạn đã tự “trả cho mình”, hãy đem tiết kiệm hoặc đầu tư để làm nó tăng trưởng.

Trường hợp bạn đang mang nợ thẻ tín dụng thì hãy dùng để trả nợ trước.

Và đảm bảo rằng bạn có một quỹ dự phòng khẩn cấp.

9. Hãy bảo vệ cho tài sản của mình

Là việc thực hiện các bước cần thiết, thường là thông qua bảo hiểm, để đảm bảo tài sản của bạn được bảo vệ trong những trường hợp bất trắc.

Hãy dành thời gian để sắp đặt cho tất cả các tài sản được bảo vệ đúng cách, tìm hiểu và so sánh các sản phẩm bảo hiểm trước khi lựa chọn. Định kỳ đánh giá lại sau vài năm hoặc bất cứ khi nào có một thay đổi quan trọng trong cuộc sống, chẳng hạn như hôn nhân hay thêm thành viên mới.

(Jeffrey Strain, chủ trang SavingAdvice.com – BeRich dịch và biên soạn lại cho phù hợp với người Việt. Ảnh: telegraph)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Khóa học Hoạch định tài chính cá nhân và gia đình

dành cho người đi làm – không chuyên về tài chính,

giúp bạn biết cách quản lý tài chính toàn diện cho cá nhân và gia đình mình,

từ Chi tiêu, Tiết kiệm đến Đầu tư, Bảo hiểm và Hưu trí…

TRUY CẬP BERICH