Dành dụm tích lũy để làm gì?

Có nhiều ý kiến khác nhau về việc tiết kiệm để làm gì. Sự khác biệt này là kết quả của việc mỗi người chúng ta có những kế hoạch và ưu tiên riêng. Nhưng tôi cho rằng một lý do nữa là tiền bạc được sử dụng theo những cách khác nhau trong từng giai đoạn của cuộc sống.

Các giai đoạn quản lý tiền bạc

Trong giai đoạn zero, chúng ta dò dẫm trong bóng tối. Chưa có kỹ năng quản lý tài chính cũng như ý tưởng làm thế nào để sử dụng tiền của mình một cách tốt nhất. Nên chúng ta tùy hứng, phản ứng theo diễn biến cuộc sống xung quanh.

Kế tiếp, giai đoạn đầu của quản lý tài chính giống như hình ảnh ngọn nến trong bóng tối, chúng ta bị cuốn hút về phía ánh sáng. Ta ý thức được rằng một số hành vi nhất định sẽ tạo ra kết quả tài chính tốt hơn. Chúng ta tìm hiểu các kỹ năng cơ bản như chi tiêu hợp lý, tiết kiệm và giảm nợ nần. Chúng ta vẫn mắc nhiều sai lầm, nhưng bắt đầu hình dung được mình phải hướng đến đâu.

Sang giai đoạn thứ hai, chúng ta nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm. Ta tiến xa hơn mức cơ bản, kiến tạo một nền tảng vững chắc cho sự phát triển tài chính trong tương lai. Ta loại bỏ được nợ nần, bắt đầu xây dựng các khoản tích lũy như quỹ dự phòng khẩn cấp. Chúng ta học cách kiểm soát tương lai tài chính của chính mình.

Trong giai đoạn thứ ba, nền tảng đã vững vàng, và giờ đây chúng ta dành nhiều năm (hoặc nhiều thập kỷ) để xây dựng một cơ sở tài chính nhằm đáp ứng cuộc sống khi nghỉ hưu. Điều đó thường có nghĩa là trả hết nợ, tăng thu nhập (và do đó, tăng mức tiết kiệm)…

Giai đoạn cuối cùng của quản lý tiền bạc là sự độc lập về tài chính. Ở giai đoạn này, chúng ta không cần phải lo lắng về tiền bạc. Chúng ta đã dành dụm đủ để làm bất cứ điều gì mình muốn. Độc lập tài chính thật ra chỉ là một cách nói khác về “nghỉ hưu”.

Dành dụm tích lũy để làm gì?

Đấy là một phần quan trọng của tài chính cá nhân. Thực sự tôi tin như thế. Khi dành dụm tích lũy, chúng ta xây dựng những thói quen thông minh cho hiện tại đồng thời bảo vệ cho tương lai của chính mình.

Việc dành dụm tích lũy đóng vai trò khác nhau trong các giai đoạn khác nhau của tài chính cá nhân.

Ví dụ, khi bạn đang có một hoặc nhiều khoản nợ: thì theo công thức mà tôi yêu thích – các chi phí thiết yếu chiếm 50% thu nhập, dành dụm 20%, và 30% còn lại cho các chi phí khác – phần tiền để trả nợ thực ra nằm trong 20% dành dụm tiết kiệm.

danh-dum-tich-luy

Một khi nợ nần được loại bỏ, thì ở giai đoạn thứ hai và thứ ba của tài chính cá nhân, chúng ta sẽ xây dựng ba loại tiết kiệm sau:

  • Tiết kiệm ngắn hạn, ví dụ như cho quỹ dự phòng khẩn cấp. Hầu hết các chuyên gia kêu gọi chúng ta dành dụm tương đương chi phí sinh sống trong 3 đến 12 tháng, để dự phòng nếu có điều gì bất ngờ xảy đến như thất nghiệp hoặc đau ốm.
  • Tiết kiệm dài hạn cho hưu trí. Đây là lý do tại sao chúng ta đóng BHXH, tham gia bảo hiểm hưu trí, quỹ hưu trí… Chúng ta đang tích lũy cho một tương lai xa khi mà ta sẽ không thể tiếp tục tạo ra thu nhập bằng với bây giờ.
  • Tiết kiệm trung hạn tôi thường gọi là tiết kiệm cho những mục tiêu. Đối với hầu hết mọi người, mục tiêu phổ biến là để dành tiền mua xe, mua nhà hay cho một kỳ nghỉ, cho việc học của con cái… Có người thì chuẩn bị một số tiền cho giai đoạn nghỉ việc để chuẩn bị một cơ hội kinh doanh mới hoặc sự nghiệp mới.

Tóm lại thì, chúng ta cần dành dụm tích lũy cho 2 mục đích: nhằm tự bảo vệ trước một tương lai không chắc chắn và để thực hiện ước mơ của mình.

(J.D. Roth, chủ bút trang Get Rich Slowly – BeRich dịch và biên soạn lại cho phù hợp với người Việt)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Khóa học Hoạch định tài chính cá nhân và gia đình

dành cho người đi làm – không chuyên về tài chính,

giúp bạn biết cách quản lý tài chính toàn diện cho cá nhân và gia đình mình,

từ Chi tiêu, Tiết kiệm đến Đầu tư, Bảo hiểm và Hưu trí…

TRUY CẬP BERICH