Đầu tư – Điểm bắt đầu cho người mới

Đầu tư không phải là tách trà ngon phù hợp cho tất cả mọi người. Một số bạn có thể đã biết tự quản lý tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều người chưa có kiến thức cơ bản về đầu tư. Để đầu tư trước hết chúng ta phải xác định từ trong tư duy của mình, để có thể bắt đầu dành dụm tích lũy. Bạn gặp khó khăn khi rất muốn tiết kiệm nhưng thu nhập lại không đủ dư để thực hiện? Không sao cả, hiện tại chúng ta hoàn toàn có thể bắt đầu việc đầu tư với số tiền nhỏ và tăng dần theo thời gian.

Mọi người thường nhận ra tầm quan trọng của việc tiết kiệm và đầu tư khá muộn. Do vậy, trẻ em nên được dạy tiết kiệm từ nhỏ để khi đến tuổi trưởng thành, chúng sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc dành dụm tích lũy. Hiện nay nhiều phụ huynh luôn đáp ứng mọi yêu cầu của con cái, thậm chí với những thứ không thực sự cần thiết. Điều này dẫn đến trẻ có xu hướng phụ thuộc vào cha mẹ và không thấy việc tiết kiệm là quan trọng.

Việc đầu tư được thực hiện theo 4 bước dưới đây:

  1. Tạo ra thu nhập
  2. Dành dụm tích lũy
  3. Đầu tư
  4. Khoản đầu tư đáo hạn (có thể tái đầu tư)

Đăng ký bản tin để cập nhật các bài chia sẻ mới về tài chính cá nhân và các chương trình ưu đãi của BeRich:

Để đầu tư hiệu quả, việc đầu tiên chúng ta cần làm là xây dựng thói quen tiết kiệm định kỳ. Những thứ chúng ta muốn tiêu xài sẽ không bao giờ có điểm dừng. Vì vậy, khi cứ cố gắng theo đuổi những mong muốn của mình, chúng ta quên mất rằng việc tiết kiệm cũng quan trọng không kém. Khi đã xây dựng được thói quen tiết kiệm, khoản dư để đầu tư của chúng ta sẽ ngày càng tăng.

Bắt đầu đầu tư sớm sẽ là một lợi thế vì bạn có thể chấp nhận rủi ro khi còn trẻ. Ngược lại, đối với trường hợp người lớn tuổi hơn, họ không thể chọn phương án mạo hiểm đối với số tiền đã dành dụm tích lũy vì sắp đến tuổi nghỉ hưu.

Một số gợi ý cho người mới đầu tư có thêm động lực:

  • Dành dụm tích lũy: Thật khó để bắt đầu tiết kiệm khi còn quá nhiều thứ muốn chi tiêu. Tuy nhiên vẫn có cách để bạn cân bằng được cả hai. Hãy lập một danh sách những thứ bạn muốn mua, sau đó cân nhắc và đặt thứ tự ưu tiên cho từng mục. Dựa vào thứ tự đó, hãy phân bổ các mục chi này theo từng tháng, thay vì mua dồn một lúc. Bằng cách đó bạn có thể dư ra một số tiền hàng tháng dùng để đầu tư. Khi bắt đầu bạn không cần phải tự mình đầu tư cho phức tạp mà có thể đầu tư gián tiếp thông qua các quỹ tương hỗ.
  • Mục tiêu tương lai: Chúng ta dành dụm đầu tư là để cho những mục tiêu trong tương lai của mình và gia đình. Điều này không có nghĩa là nếu hiện tại bạn không có mục tiêu gì thì không cần tiết kiệm. Khi thu nhập của bạn tăng lên, nhu cầu của bạn cũng sẽ tăng theo, dẫn đến xuất hiện các mục tiêu mới. Do vậy, tiết kiệm từ sớm sẽ giúp bạn thực hiện các mục tiêu của mình trong tương lai một cách dễ dàng hơn.

 

bat-dau-dau-tu_beginnersinvesting

  • Độc lập tài chính: Việc có khoản tiết kiệm và đầu tư của riêng mình sẽ giúp bạn giảm gánh nặng tài chính cho gia đình và trở nên độc lập hơn. Bằng cách này bạn không phải lo lắng về việc thực hiện những dự định cá nhân của mình, không ai trong chúng ta thích việc sử dụng tài trợ của gia đình mãi. Độc lập tài chính sẽ mang lại cho bạn một cảm giác tự hào thật xứng đáng.

Bắt đầu dành dụm tích lũy không khó, nó phụ thuộc vào việc xây dựng tư duy của chúng ta. Nếu hạ quyết tâm, bạn hoàn toàn có thể thiết lập thói quen tiết kiệm. Đầu tư có nhiều lợi ích mà các bạn trẻ chưa nhận ra. Ở độ tuổi này, cuộc sống là những điều vui vẻ mà chúng ta muốn hưởng thụ, điều này không sai nhưng bên cạnh đó việc xây dựng kế hoạch cho tương lai cũng là một điều cần thiết. Vì vậy, bạn hãy suy nghĩ về việc đầu tư để có một nền tảng tài chính vững chắc bắt đầu từ hôm nay.

(Financial Hospital – BeRich dịch và biên soạn lại cho phù hợp với người Việt. Ảnh: beginners-investing)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Khóa học Hoạch định tài chính cá nhân và gia đình

dành cho người đi làm – không chuyên về tài chính,

giúp bạn biết cách quản lý tài chính toàn diện cho cá nhân và gia đình mình,

từ Chi tiêu, Tiết kiệm đến Đầu tư, Bảo hiểm và Hưu trí…

TRUY CẬP BERICH