Có quỹ dự phòng khẩn cấp là một mục tiêu tài chính mà ít người nhận biết. Gần một phần ba người Mỹ vẫn còn ở vạch khởi động, cụ thể 29% số người được phỏng vấn đã nói với Bankrate.com rằng họ không có quỹ dự phòng khẩn cấp.
Đây là một sai lầm lớn, ngay cả khi bạn đang có các mục tiêu tài chính quan trọng khác như tiết kiệm cho hưu trí hay trả nợ thẻ tín dụng. Theo chuyên viên hoạch định tài chính Clark Randall, sáng lập Financial Enlightenment tại Dallas “Luôn có những điều bất ngờ xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến tài chính của bạn. Nếu bạn hay xử lý chúng bằng cách vay nợ, thì bạn sẽ không bao giờ đạt được những gì mình muốn.”
Chỉ có 22% trên 1.000 người trưởng thành được khảo sát bởi Bankrate.com cho biết họ có khoản dự phòng đủ để trang trải chi tiêu trong 6 tháng. 15% có tiền tiết kiệm tương đương 3-5 tháng và 21% có thể trang trải ít hơn ba tháng.
Nhưng không phải tất cả những người có khoản dự phòng ít hơn 6 tháng đều rơi vào vùng báo động. Cũng như sẽ có một số người dù đã tiết kiệm tương đương sáu tháng vẫn có thể không đủ. Theo chuyên viên hoạch định tài chính Janet A. Stanzak, Chủ tịch hội đồng quản trị Financial Planning Association cho biết “Quy tắc từ 3-6 tháng chỉ là một định hướng. Quỹ dự phòng khẩn cấp cần đủ cho chi phí trong 3 tháng hay 2 năm, phụ thuộc vào hoàn cảnh cá nhân mỗi người”.
Một số yếu tố sẽ ảnh hưởng đến số tiền mục tiêu dành dụm dự phòng của bạn:
Công việc ổn định
Carolyn McClanahan, Giám đốc mảng hoạch định tài chính của Life Planning Partners ở Jacksonville, Florida cho rằng: khi thu nhập của bạn càng ít chắc chắn, quỹ dự phòng khẩn cấp càng dễ bị tổn hao. Với tiêu chí này thì những người hành nghề tự do, những nhà doanh nghiệp và những người có thu nhập dựa trên hoa hồng nên dự phòng một bước đệm lớn hơn.
Thị trường chuyên môn
Theo Stanzak: “Ngày nay chúng ta ít nghe nói có ai thất nghiệp lâu hơn một năm, tuy nhiên điều này vẫn có thể xảy ra. Bạn phải nhìn vào triển vọng của các ngành nghề”. Nếu công việc của bạn có chuyên môn cao và ít nhu cầu tuyển dụng, thì bạn sẽ cần khoản dành dụm dự phòng nhiều hơn để có thể đảm bảo trang trải cho tình huống thất nghiệp thời gian dài. Nếu bạn là một nhân viên lớn tuổi, bạn có thể phải đối mặt với sự phân biệt tuổi tác trong quá trình tìm kiếm việc làm.
Các tình huống có khả năng xảy ra
Mất việc làm là một trong những lý do trang bị quỹ dự phòng khẩn cấp, nhưng nó không phải là mối khủng hoảng tài chính duy nhất mà gia đình có thể đối mặt. Những người có vấn đề về sức khỏe và người sở hữu nhà cũng sẽ cần tăng dự phòng cho các tình huống phát sinh về y tế hay bảo trì nhà cửa.
Tài sản khác
Theo McClanahan: “Bạn có những của cải khác có thể dễ dàng khai thác để chi trả mà không làm bạn tổn hại?”. Nếu có, bạn có thể vẫn ổn với một quỹ dự phòng khẩn cấp ít hơn. Một tài khoản đầu tư có thể là ví dụ.
Tuy nhiên bạn cần tránh không đụng đến khoản dành dụm cho hưu trí.
Thu nhập hộ gia đình
Stanzak nói rằng: nếu gia đình có cả hai vợ chồng cùng làm việc, họ sẽ ít áp lực hơn đối với việc dành dụm dự phòng.
Những nguồn thu nhập thường xuyên từ công việc phụ hoặc các khoản đầu tư cũng giúp giảm nhu cầu quỹ khẩn cấp.
Mức độ thoải mái
Randall cho biết: dành dụm mức nào còn tùy vào con số bao nhiêu khiến bạn thấy an tâm, “Đối với tôi, tôi sẽ cảm thấy lo sợ nếu quỹ khẩn cấp chỉ đủ cho 3 tháng”. Con số ông dùng cho mình là từ 6 đến 12 tháng. Theo ông, người về hưu nên có một quỹ lớn hơn – khoảng 24 tháng – phòng trường hợp khủng hoảng thị trường.
Chi phí hàng tháng
Theo McClanahan cho rằng: khoản dự phòng phải đủ trang trải ít nhất là cho những chi tiêu thiết yếu của gia đình, như nợ thế chấp, nhu yếu phẩm và các dịch vụ tiện ích. Ngoài ra, bạn nên tính thêm một khoản chi phí phát sinh, ví dụ như chi phí tìm việc làm hoặc chi phí chăm sóc cho một thành viên trong gia đình gặp phải vấn đề y tế khẩn cấp.
(Kelli B. Grant – BeRich dịch và biên soạn lại cho phù hợp với người Việt. Ảnh: inc)
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Khóa học Hoạch định tài chính cá nhân và gia đình
dành cho người đi làm – không chuyên về tài chính,
giúp bạn biết cách quản lý tài chính toàn diện cho cá nhân và gia đình mình,
từ Chi tiêu, Tiết kiệm đến Đầu tư, Bảo hiểm và Hưu trí…