Những điều cần biết về sử dụng tiền trong giai đoạn 30 và đầu 40 tuổi

Quản lý các chi phí chăm sóc sức khỏe

Hãy nhớ rằng bản thân bạn chính là tài sản quý giá hơn cả, nên cần chú ý chăm sóc sức khỏe của mình.

Đầu tiên, hãy tự làm quen với các hình thức bảo hiểm y tế, bảo hiểm sức khỏe cũng như các điều khoản bảo hiểm. Một số thuật ngữ bạn cần biết:

  • Mức bảo hiểm tối đa: Là khoản tiền tối đa mà công ty bảo hiểm sẽ trả cho các chi phí trong phạm vi bảo hiểm. Mức này có thể là một mức chung, hoặc một mức cụ thể cho từng tai nạn hoặc bệnh tật.
  • Mức miễn thường (Deductible): Là chi phí y tế mà bạn phải tự chi trả trước khi công ty bảo hiểm tiến hành bồi thường. Đây có thể là định mức năm, định mức trong suốt thời gian của hợp đồng hoặc định mức cho từng tai nạn. Ví dụ: mức miễn thường 1 triệu đồng có nghĩa là bạn phải tự trả 1 triệu đồng chi phí y tế đầu tiên trước khi công ty bảo hiểm thanh toán.
  • Đồng bảo hiểm hoặc đồng chi trả (Copay/Coinsurance): Đây là tỷ lệ phần trăm chi phí y tế mà bạn phải trả sau khi đã trả mức miễn thường. Ví dụ: một thỏa thuận đồng bảo hiểm 20% hay đồng chi trả 80/20 có nghĩa là công ty bảo hiểm sẽ thanh toán 80% chi phí y tế và bạn sẽ thanh toán 20%, sau khi bạn đã tự trả mức miễn thường.
  • Loại trừ bảo hiểm: Có những chi phí y tế mà công ty bảo hiểm sẽ không chi trả. Đây thường là các chi phí phát sinh từ việc sử dụng chất cấm, các điều kiện sức khỏe đã tồn tại từ trước khi mua bảo hiểm và các chi phí y tế phát sinh do tham gia vào các hoạt động nguy hiểm hoặc thể thao có nguy cơ chấn thương cao.
  • Giới hạn số tiền túi bỏ ra hàng năm (Out-of-pocket maximum): Số tiền tối đa mà bạn phải trả cho các khoản miễn thường và đồng bảo hiểm trong 1 năm.

Mặt khác, cần lưu ý kiểm tra danh sách các đơn vị khám chữa bệnh trong và ngoài mạng lưới. Đối với các thủ thuật, phẫu thuật thông thường, hãy chắc chắn rằng bác sĩ, bệnh viện hoặc phòng khám của bạn đều nằm trong tuyến bảo hiểm. Một gợi ý hữu ích từ NerdWallet là thử tra cứu danh sách mạng lưới trên website Cty bảo hiểm nơi bạn tham gia.

Dạy con hiểu giá trị của đồng tiền

Cuộc sống gắn liền với lựa chọn và chấp nhận hy sinh, có một số điều này sẽ được ưu tiên hơn những điều kia… Mặc dù bạn có thể không giải thích với con lý do cho quyết định của mình, nhưng chủ đề này là một cách hay để bắt đầu dạy bé hiểu về tiền bạc và có trách nhiệm với tài chính của mình (mặt khác còn giúp bé dần hiểu được lý do tại sao bạn không thể mua cho chúng tất cả đồ chơi hoặc quần áo theo mốt mà chúng hằng mong muốn).

Đăng ký bản tin để cập nhật các bài chia sẻ mới về tài chính cá nhân và các chương trình ưu đãi của BeRich:

Hãy trao đổi với ba mẹ của bạn về vấn đề tài chính của họ sau khi nghỉ hưu

Đây là một trong hai nhiệm vụ tài chính khó khăn mà bạn sẽ cần sắp xếp ổn thỏa trước khi quá muộn. Hãy trao đổi với ba mẹ về tài chính của họ, hai bác đã chuẩn bị như thế nào cho chuyện nghỉ hưu, chi phí chăm sóc sức khỏe, nhà cửa, v.v.

Để thực hiện điều này một cách khéo nhất có thể, như Kathleen Burns Kingsbury – một chuyên gia tâm lý học đầu tư – trao đổi với tôi về chủ đề này, bạn hãy cố gắng không để cảm xúc chi phối và đừng để ba mẹ cảm thấy bị mất kiểm soát. Hãy bắt đầu với sự yêu thương và cho ba mẹ của bạn không gian và thời gian suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định.

Lập di chúc

Điều này nghe có vẻ xa vời, nhưng sẽ rất hữu ích trong trường hợp chẳng may có điều gì bất trắc xảy ra với bạn, thì gia đình bạn cũng sẽ đỡ phần nào vì bạn đã có sự chuẩn bị. Và còn giúp bạn đảm bảo rằng tài sản của mình sẽ được phân bổ đúng ý mình.

su-dung-tien

Bạn sẽ cần xem xét các câu hỏi này một cách cụ thể (theo Tạp Chí Money):

  • Ai là người bạn muốn thừa kế tài sản của bạn?
  • Bạn muốn đăng ký ai là người giám hộ cho con bạn trong trường hợp ba mẹ chúng không còn?
  • Ai sẽ là người thực hiện những ý nguyện của bạn?
  • Bạn muốn ai sẽ quản lý tài chính của bạn nếu bạn không còn khả năng?
  • Bạn muốn ai sẽ là người đưa ra các quyết định y tế cho bạn nếu bạn không thể tự mình đưa ra quyết định?

Ít nhất, bạn và vợ/chồng nên chia sẻ với nhau về tình hình tài chính gia đình, thu nhập thế nào, chi tiêu ra sao, có những tài khoản đầu tư nào, v.v. Giao tiếp cởi mở là chìa khóa then chốt có thể khiến mọi thảm họa tiềm tàng trở nên dễ dàng ứng phó hơn một chút.

Ngoài ra, hãy xem xét các lựa chọn bảo hiểm nhân thọ, đặc biệt khi bạn đã có con. Một quy tắc kinh nghiệm là mua hợp đồng với số tiền bảo hiểm bằng 6 lần thu nhập hàng năm của bạn.

Tận hưởng của sống

Sau khi sắp xếp các vấn đề tài chính gia đình cũng như tập trung cho các mục tiêu, thì đây chính là thời gian để bạn tận hưởng cuộc sống của chính mình. Hãy sắp xếp 1 kỳ nghỉ cùng gia đình, về nhà sớm để tham gia trận bóng của con gái, và cùng nhau thưởng thức một vài bữa ăn ngon.

Tránh theo lối suy nghĩ số đông về “những thứ tất nhiên phải có” như một ngôi nhà lớn hay một chiếc xe hơi thật đẹp. Nếu đó không phải là những thứ bạn muốn thì hãy bỏ qua. Và dùng tiền cho những thứ quan trọng đối với vợ chồng bạn.

(Alicia Adamczyk, cây bút tài chính cá nhân của Lifehacker – BeRich dịch và biên soạn lại cho phù hợp với người Việt. Ảnh: due)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Khóa học Hoạch định tài chính cá nhân và gia đình

dành cho người đi làm – không chuyên về tài chính,

giúp bạn biết cách quản lý tài chính toàn diện cho cá nhân và gia đình mình,

từ Chi tiêu, Tiết kiệm đến Đầu tư, Bảo hiểm và Hưu trí…

TRUY CẬP BERICH