Tiền mặt khiến bạn vui hơn, nhưng đầu tư sẽ giúp bạn giàu có hơn

Có thể việc trữ tiền mặt tại nhà hay gửi tiết kiệm ngân hàng mang lại cho bạn cảm giác an toàn. Nhưng suy cho cùng, lợi ích của việc này chủ yếu chỉ có thế. Nếu sự giàu có về lâu dài là điều bạn đang theo đuổi, thì bạn cần phải bắt đầu đầu tư. Sự sung túc cũng sẽ khiến bạn thấy an toàn hơn vì có thể ứng phó trước bất kỳ cảnh ngộ nào xảy đến.

Bạn đang làm mất tiền

Trong cuộc chiến giữa lãi suất và lạm phát, lạm phát sẽ thắng khi bạn giữ tiền mặt tại nhà, trong tài khoản thanh toán hay gửi tiết kiệm ngắn hạn. Bạn sẽ nhận được rất ít lãi tức từ tài khoản ngân hàng vốn được dành cho việc sử dụng hàng ngày: điển hình là 0,1% (/năm) đối với tài khoản thanh toán và 4% (/năm) cho tài khoản tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát trung bình của Việt Nam những năm gần đây là 4% (/năm). Hay nói cách khác, tiền của bạn bị mất giá dần năm này qua năm khác.

Trong khi đó, lợi tức đầu tư trái phiếu, cổ phiếu và bất động sản trung bình 5 năm gần đây là từ 6-20%.

Vậy tại sao bạn không ngay lập tức bỏ tiền vào một kênh đầu tư có khả năng sinh lời cao? Đối với hầu hết mọi người, sự do dự đến từ nỗi sợ phải chịu rủi ro lớn.

Rủi ro lớn là gì?

Con người thường có xu hướng tránh né rủi ro. Bản năng này đã giúp ích chúng ta rất nhiều trong quá trình tiến hóa.

Tránh né rủi ro cũng hữu ích cho tài chính trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, với mục tiêu tăng khả năng sinh lời trên tài sản của mình, thì tâm lý này có thể gây trở ngại cho bạn.

Nhằm tối ưu hóa việc dành dụm tích lũy, bạn cần tỷ lệ sinh lời cao hơn lạm phát để từ đó gia tăng giá trị tài sản của mình.

Vấn đề là ở chỗ, các kênh đầu tư có khả năng sinh lời cao cũng sẽ có rủi ro cao hơn. Nếu bạn chưa hiểu những khái niệm về thị trường chứng khoán, danh mục đầu tư… bạn dễ có tâm lý sợ hãi và né tránh khi nghe nhắc đến chúng.

Nhưng bạn có thể vượt qua nỗi sợ này: Trước tiên, hãy tìm hiểu kiến thức về đầu tư tài chính cá nhân. Thứ hai, đừng cho tất cả tiền của bạn vào một kênh đầu tư sinh lãi cao, mà hãy đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Có được sự hiểu biết về các lựa chọn sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định thấu đáo. Vấn đề không nằm ở chỗ loại trừ rủi ro (điều đó hầu như không thể), mà mục tiêu của chúng ta là giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận.

Đăng ký bản tin để cập nhật các bài chia sẻ mới về tài chính cá nhân và các chương trình ưu đãi của BeRich:

Tự cứu mình khỏi những quyết định vội vã

Để tài sản của mình ở trạng thái thanh khoản không quá cao có thể giúp bạn trì hoãn những quyết định nhất thời. Ví dụ, với chính sách khuyến khích nắm giữ ít nhất 1 năm của các quỹ tương hỗ, bạn không thể ngay lập tức đem tiền đi đầu tư kinh doanh.

Có lẽ cơ hội đó rất tốt, và bạn thật sự muốn đầu tư; nhưng sẽ chắc ăn hơn nếu bạn dành thêm thời gian tính toán và lên kế hoạch. Việc đầu tư kinh doanh có thể đem lại lợi tức cao tương tự không? Rủi ro là gì, so với mức bạn đang chịu? Bao lâu thì bạn sẽ hòa vốn và sinh lời?

Dành thời gian suy nghĩ sẽ giúp bạn tránh những quyết định vội vàng có thể khiến bạn hối tiếc. Cho dù đó là đầu tư vào dự án kinh doanh của một thành viên trong gia đình hay mua một căn nhà nát ở khu vực tiềm năng, thì thời gian là lợi thế của bạn.

giau-co-hon_Kotak

Nhưng tôi vẫn muốn cảm giác an vui

Một khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Quốc gia (Hoa Kỳ) gần đây cho thấy những mức độ hạnh phúc cao hơn thường gắn với việc giữ tiền mặt trong tay.

Chắc hẳn tất cả chúng ta đều muốn được vui vẻ, nhưng bạn vẫn có thể vừa có hạnh phúc của việc giữ tiền mặt, vừa sẵn sàng cho những phần thưởng tài chính dài hạn.

Nhằm đạt được an toàn tài chính, bạn hãy giảm những khoản nợ lãi suất cao và thiết lập thói quen tiết kiệm tự động, để luôn trữ được một lượng tiền mặt hợp lý ở trạng thái sẵn sàng. Các chuyên gia khuyên rằng khoản dự phòng này nên tương đương mức chi phí sinh hoạt của bạn trong 3-6 tháng.

Còn khi tiền dành dụm của bạn tăng lên trên mức này, hãy đem nó đi đầu tư. Hãy nhớ rằng, bạn cũng muốn được an toàn tài chính trong cuộc sống mai sau. Những động thái tài chính thông minh này sẽ góp phần vào hạnh phúc của bạn ở hiện tại và cả tương lai.

(Annie Mueller, cây bút chuyên viết về tài chính cá nhân của WiseBread – BeRich dịch và biên soạn lại cho phù hợp với người Việt. Ảnh:)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Khóa học Hoạch định tài chính cá nhân và gia đình

dành cho người đi làm – không chuyên về tài chính,

giúp bạn biết cách quản lý tài chính toàn diện cho cá nhân và gia đình mình,

từ Chi tiêu, Tiết kiệm đến Đầu tư, Bảo hiểm và Hưu trí…

TRUY CẬP BERICH