08. Đầu tư thật là rối rắm

“Đầu tư có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau”, người bố giàu nói. “Không có ai sành sỏi về mọi thứ bởi vì có rất nhiều sản phẩm đầu tư và kiểu đầu tư khác nhau”.

Những người khác nhau đầu tư vào những thứ khác nhau

  • Một số người đầu tư bằng chính sách con thật nhiều. Có một đại gia đình chính là một phương cách đảm bảo cuộc sống của họ, sau này khi về già họ được các con cái của mình chăm sóc.
  • Một người đầu tư vào nền học vấn tốt, có một công việc ổn định và nhiều phúc lợi. Bản thân họ và những kỹ năng có được trở thành tài sản của chính họ.
  • Có người đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, quỹ hỗ tương, bất động sản, bảo hiểm, hàng hóa, tiền tiết kiệm, đồ sưu tập, kim loại quý hiếm, quỹ bảo đảm, v.v…

Mỗi một nhóm trên lại được phân loại thành nhiều nhóm nhỏ, chẳng hạn:

  • Cổ phiếu có thể được chia thành những nhóm nhỏ sau: cổ phiếu thông thường, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu các công ty nhỏ, cổ phiếu các tập đoàn, cổ phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ngành v.v…
  • Bất động sản có thể được chia thành những nhóm nhỏ sau: nhà ở, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, chung cư, nhà kho bến bãi, đất sản xuất v.v…
  • Quỹ hỗ tương có thể chia thành những nhóm nhỏ sau: quỹ chỉ số, quỹ tăng trưởng năng động, quỹ khu vực, quỹ thu nhập, quỹ đóng, quỹ cân bằng, quỹ trái phiếu nhà nước v.v…
  • Bảo hiểm có thể được chia thành những nhóm nhỏ sau… vân vân và vân vân…

Có nhiều công cụ đầu tư khác nhau

Người bố giàu thường dùng từ “kiểu” để ám chỉ cho những kỹ thuật, phương pháp hoặc công thức mua bán, trao đổi hay giữ các sản phẩm đầu tư.

  • Mua, giữ và cầu nguyện (chơi dài)
  • Mua rồi bán (trao đổi).
  • Bán rồi mua (chơi ngắn).
  • Quyền mua và quyền bán.
  • Giữ trung bình chi phối đồng đô.
  • Môi giới (trao đổi không kiếm lời).
  • Tiết kiệm.

Nhiều người đầu tư được phân loại theo kiểu đầu tư và hình thức đầu tư của họ.

  • Tôi là người mua bán chứng khoán.
  • Tôi đầu cơ vào địa ốc.
  • Tôi sưu tầm các đồng tiền quý hiếm.
  • Tôi mua bán các quyền hợp đồng Future hàng hoá.
  • Tôi là người mua bán hàng ngày.
  • Tôi tin tưởng vào tiền gửi ngân hàng.

Đó chính là ví dụ về các loại đầu tư khác nhau, sản phẩm đầu tư chuyên biệt và các kiểu đầu tư khác nhau của họ. Tất cả những điều đó càng làm tăng sự rối rắm của đầu tư. 

Chẳng có ai là kẻ sành sỏi mọi thứ

“Đầu tư có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau”, người bố giàu nói. “Không có ai sành sỏi về mọi thứ bởi vì có rất nhiều sản phẩm đầu tư và kiểu đầu tư khác nhau”.

Mọi người đều có một khuynh hướng riêng của mình

Một người thường chơi chứng khoán sẽ nói, “Cổ phiếu là hình thức đầu tư tuyệt vời nhất”. Một người đam mê địa ốc sẽ nói, “Bất động sản chính là nền tảng của mọi sự giàu có”. Còn một người không ưa vàng sẽ phát biểu: “Vàng là một thứ hàng hoá đã quá lỗi thời”. Và nếu như bạn thêm vào đó các kiểu đầu tư khác nhau, chắc chắn bạn sẽ bị rối ngay.

Một số người cho rằng: “Hãy đa dạng hoá. Đừng bỏ hết mọi quả trứng bạn có trong một cái rổ”. Thế nhưng những người khác như Warren Buffet – nhà đầu tư vĩ đại nhất của nước Mỹ chẳng hạn, lại nói: “Đừng đa dạng hoá. Hãy bỏ hết quả trứng bạn có vào trong một cái rổ và theo dõi nó cẩn thận”.

Tất cả những khuynh hướng rất cá nhân của những người được gọi là chuyên gia đầu tư, càng làm cho đầu tư trở thành một đề tài rắc rối và hết sức khó hiểu.

kenh dau tu

Cùng một thị trường nhưng có nhiều hướng khác nhau

Mỗi người có một cái nhìn, cách đánh giá khác nhau về hướng chuyển động của thị trường và tương lai nền kinh tế thế giới, điều này càng làm cho việc đầu tư thêm rối rắm.

Nếu bạn thường xem các chuyên mục tài chính trên tivi, bạn sẽ thấy một vị chuyên gia nào đó hùng hổ phát biểu: “Thị trường đã tăng quá nhiều rồi. Trong vòng sáu tuần tới, chúng ta sẽ sụp đổ”. Thế nhưng chỉ mười phút sau một vị chuyên gia khác lại xuất hiện trên màn hình và trấn an: “Thị trường sẽ còn đi lên nữa. Sẽ không có khủng hoảng xảy ra”.

Nhập cuộc trễ

Một người bạn gần đây đã hỏi tôi: “Cứ mỗi lần tôi nghe thấy một cổ phiếu hấp dẫn nào đó, khi tôi nhảy vào mua là giá thị trường lại sụp. Điều đó chẳng khác nào tôi đi mua ở giá cao và ngày hôm sau, cổ phiếu được giao là hấp dẫn đó lại bắt đầu tụt giá. Tại sao tôi cứ luôn bị nhập cuộc trễ vậy anh?”Một than phiền khác mà tôi thường nghe là: “Cổ phiếu ấy giảm giá nên tôi bán đi. Thế mà qua ngày hôm sau, nó leo lên trở lại. Tại sao vậy?”.

Tôi gọi đó là hiện tượng “nhập cuộc trễ” hoặc hiện tượng “bán quá sớm”. Vấn đề với đầu tư thường ở chỗ một khi cổ phiếu hay một quỹ đầu tư nào đó được đánh giá, xếp hạng số một trên thị trường trong vòng hai năm qua thường là cổ phiếu đó, hay quỹ đó đã được các nhà đầu tư thực sự kiếm lời rồi. Những người ấy đã biết nhảy vào cuộc chơi ngay từ đầu và biết nhảy ra khi ở mức giá cao nhất.

… vân vân và vân vân…

Nguồn:Cha giàu Cha nghèo (nguyên tác tiếng Anh: Rich dad Poor dad của Robert T.Kiyosaki và Sharon L.Lechter; biên dịch: Nguyễn Tấn Chương, Nhà xuất bản Trẻ). Đặt tựa và trích lược bởi BeRich.

TRUY CẬP BERICH