7 thói quen tiền bạc của bạn có thể khiến người ấy phiền lòng

Thói quen số 1: Tiêu xài hơi nhiều

Theo Brad Klontz, nhà tâm lý học tài chính và là tác giả của cuốn sách Mind Over Money, thì nỗi niềm phổ biến nhất giữa các cặp vợ chồng là thói quen tiêu xài của người kia. Nếu vợ / chồng của bạn là người theo chủ nghĩa tiết kiệm còn bạn lại theo chủ nghĩa hưởng thụ, thì người ấy có thể thất vọng khi bạn sử dụng tiền để mua thứ này thứ khác thay vì dành dụm cho tương lai, Brad chia sẻ.

Lauren Greutman hiện là một blogger viết về lối sống tiết kiệm trên trang I Am That Lady. Nhưng cô kể rằng trước đây, chắc hẳn cô đã làm phiền lòng chồng, Mark, với thói quen chi tiêu của mình. “Tôi có khuynh hướng bốc đồng và thường mua sắm mà không cần suy nghĩ thấu đáo”, cô nói.

Khi sự phiền lòng biến thành mâu thuẫn, bạn hoặc người kia thường sẽ bắt đầu giấu giếm việc chi tiêu của mình, giữ một tài khoản ngân hàng bí mật để mua sắm, để rồi có thể phát sinh nợ nần, Klontz cảnh báo.

Cách khắc phục

Klontz cho biết nói chuyện cởi mở là chìa khóa để giải quyết những thói quen tiền bạc gây phiền nhiễu. Các cặp vợ chồng nên bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi cho nhau về những điều gì khiến họ sợ hãi trong chuyện tiền bạc, cũng như mục tiêu tài chính của họ, và lối sống tài chính của họ từ nhỏ đến lớn ở gia đình như thế nào.

“Sẽ vô cùng hữu ích cho chúng ta nếu biết được bối cảnh trước đây, vì từ đó giúp bạn hiểu được những vấn đề ở hiện tại” Klontz nói. Ví dụ, bạn có thể học được rằng vợ mình thích chi tiêu hơn là tiết kiệm vì bố cô ấy đã luôn dành dụm nhưng lại qua đời trước khi có thể tận hưởng chúng.

Một khi hiểu được quan điểm của người ấy, bạn sẽ dễ dàng đi đến thỏa hiệp hơn. Bạn có thể thỏa thuận về số tiền mà người kia được chi tiêu tự do mỗi tháng.

Một cuộc trò chuyện cởi mở đã giúp cho gia đình Lauren. Cuối cùng, cô giải quyết được vấn đề chi tiêu của mình và bắt đầu lập blog chia sẻ.

Thói quen số 2: “Hà tiện”

Tính hà tiện của người phối ngẫu cũng có thể là một điều dễ gây phiền lòng. Lauren nói: “Tôi đã thường cảm thấy khó chịu khi Mark luôn muốn trì hoãn quyết định mua sắm. “Khi chọn đồ nội thất cho căn nhà, tôi muốn đi mua ngay. Anh ấy thì cứ chần chừ bảo để suy nghĩ thêm, khiến tôi phát điên!”

Đôi khi những người không quá quan tâm chuyện tiết kiệm lại có thể trở nên hà tiện như một phản ứng tự nhiên trước sự bội chi của người kia. Rồi họ sẽ khăng khăng rằng không muốn chi tiền cho bất cứ thứ gì cả, Klontz nói.

Đăng ký bản tin để cập nhật các bài chia sẻ mới về tài chính cá nhân và các chương trình ưu đãi của BeRich:

Cách khắc phục

Một lần nữa, hãy bắt đầu với một cuộc trò chuyện để hiểu được tư duy tiền bạc của cả hai bạn thuộc nhóm nào, Phil Jacobson, giám đốc điều hành văn phòng Rockford của công ty quản lý tài chính United Capital cho biết.

Hầu hết mọi người rơi vào 5 nhóm tư duy như sau:

  • Người tích lũy – thích tự đưa ra các quyết định tài chính
  • Người tiêu xài – thích mua sắm phục vụ cho niềm vui tức thì
  • Người dự trữ – thích dành dụm tiền của mình
  • Người tránh né – không muốn đối mặt với những chuyện tiền bạc phức tạp chi ly
  • Nhà tu sĩ – thích lối sống đạm bạc

Vì vậy, nếu bạn thuộc nhóm Người dự trữ và muốn tiết kiệm, có thể bạn sẽ làm phiền người kia nếu họ thuộc nhóm Người tiêu xài và muốn chi tiêu.

Bạn có thể xác định mình và người phối ngẫu thuộc nhóm nào bằng cách sử dụng công cụ trắc nghiệm của BeRich. Khi hiểu được suy nghĩ về tiền bạc của nhau, bạn sẽ dễ dàng giải quyết những khác biệt. “Mọi căng thẳng thường đến từ sự không thấu hiểu,” Jacobson nói.

Lauren kể cô đã giải quyết khó chịu của mình về sự tránh né của chồng bằng cách dành thời gian để hiểu cách tiếp cận của anh ấy. “Tôi phải chờ anh ấy thôi, và thực sự nó đã dạy tôi rất nhiều”.

Cô chia sẻ thêm mình đã học được rằng: suy nghĩ kỹ trước khi quyết định mua sắm có thể giúp bạn “đưa ra quyết định tốt hơn.”

tien-bac-vo-chong

 

Thói quen số 3: Từ chối tham gia quyết định những vấn đề tài chính

Một số bạn thì lại làm phiền lòng người kia vì tránh né chuyện tiền bạc của gia đình – cho dù là bàn bạc ngân sách, xem xét các mục tiêu tài chính hay chỉ đơn giản là nói chuyện về nó. “Người tránh né” cho rằng vì người kia quản lý tiền bạc tốt hơn nên có thể giao phó toàn bộ trách nhiệm cho họ. Nhưng điều này có thể làm phiền lòng người kia khi phải ôm gánh nặng một mình.

Jacobson nói rằng trong một số trường hợp, cách tiếp cận của “người tích lũy” khiến “người tránh né” ngần ngại tham gia. “Người tích lũy” có thể muốn thảo luận về các chiến lược quản lý tiền bạc, trong khi “người tránh né” chỉ muốn biết một cách đơn giản rằng liệu họ đang có đủ tiền hay không.

Cách khắc phục

Nhìn chung các chuyên gia tài chính đồng ý rằng việc một trong hai người chịu trách nhiệm cho các vấn đề chi tiêu hằng ngày thì cũng ổn thôi. Nhưng “người tránh né” cần phải biết được tình hình chi phí và dòng tiền của gia đình. Và cả hai vợ chồng đều cần tham gia trong việc thiết lập các mục tiêu tài chính chung để có thể sắp xếp kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Khóa học Hoạch định tài chính cá nhân và gia đình

dành cho người đi làm – không chuyên về tài chính,

giúp bạn biết cách quản lý tài chính toàn diện cho cá nhân và gia đình mình,

từ Chi tiêu, Tiết kiệm đến Đầu tư, Bảo hiểm và Hưu trí…

TRUY CẬP BERICH