7 thói quen tiền bạc của bạn có thể khiến người ấy phiền lòng

 

Thói quen số 4: Cho con cái quá nhiều

Nhiều người lớn lên trong cảnh thiếu thốn nên giờ đây khi gia đình có điều kiện hơn trước thì muốn con cái sống thật đầy đủ. Tuy nhiên, vợ hay chồng bạn có thể phiền lòng vì sợ bọn trẻ sẽ nghĩ chúng có quyền có mọi thứ nếu muốn.

Hoặc một trong hai người muốn tập trung tiết kiệm tiền học đại học cho con sau này, còn người kia lại muốn ưu tiên dành dụm để nghỉ hưu.

Chuyện các cặp vợ chồng không đồng thuận về mức chi tiêu cho con cái cũng là thường tình, Jacobson chia sẻ. Tuy nhiên sự phiền lòng có thể biến thành mâu thuẫn nếu bạn không thể đi đến thống nhất.

Cách khắc phục

Hãy bắt đầu bằng việc cho biết lý do tại sao bạn hay người kia lại muốn chu cấp cho con cái nhiều hơn, sau đó thảo luận một ngân sách khiến cả hai bạn đều cảm thấy thoải mái, Klontz nói.

Ví dụ như chỉ tặng quà cho các bé vào những dịp sinh nhật hay ngày lễ, nhưng có thể chi thoáng một chút trong mấy ngày đặc biệt đó. Hoặc sẽ trích tiền dành dụm vào quỹ học đại học cho con chỉ sau khi đã dành 10 – 15% thu nhập mỗi tháng vào quỹ nghỉ hưu.

Thói quen số 5: Đầu tư quá rủi ro

Một số người cảm thấy cần phải mạo hiểm khi đầu tư để có thể kiếm được nhiều tiền. Nhưng những người khác lại lo lắng rằng rủi ro quá lớn có thể dẫn đến mất tất cả số tiền đó.

Cách khắc phục

Các nhà đầu tư thường được nhắc tự đánh giá độ chấp nhận rủi ro của họ khi lựa chọn kênh đầu tư.

Ví dụ, nếu hai vợ chồng bạn còn trẻ và còn vài chục năm nữa mới nghỉ hưu, bạn có thể mạo hiểm hơn bằng cách đầu tư vào cổ phiếu hoặc quỹ cổ phiếu. Nhưng nếu bạn sắp nghỉ hưu và đã tích lũy được kha khá, bạn cần phải thận trọng để bảo vệ tiền dành dụm của mình.

Thói quen số 6: Cho tiền người khác quá hào phóng

Một số người có thể cảm thấy thôi thúc muốn giúp đỡ người khác – các tổ chức từ thiện, bạn bè hay người thân kém may mắn. Nhưng nếu bạn tự ý đem tiền gia đình đi cho tặng và sự hào phóng đó làm ảnh hưởng đến tài chính gia đình, thì ắt hẳn người phối ngẫu sẽ không hoàn toàn vui vẻ.

Đăng ký bản tin để cập nhật các bài chia sẻ mới về tài chính cá nhân và các chương trình ưu đãi của BeRich:

Cách khắc phục

Klontz cho biết không ai dừng cho đi chỉ vì người kia thấy phiền lòng. Tuy nhiên, cũng cần tìm một giải pháp “tốt cho cả hai”, ông nói.

Ví dụ hai bạn có thể đồng ý dành một tỷ lệ phần trăm thu nhập nhất định cho mục đích từ thiện và giúp đỡ. Hoặc bạn có thể từ thiện bằng cách góp sức lực và thời gian – chứ không nhất thiết phải hỗ trợ tài chính, Klontz nói.

Thói quen số 7: Tám chuyện tài chính của gia đình với mọi người

Tiền bạc thường là một chủ đề tế nhị, nhưng một số người không ngại nói về nó. Họ thấy rằng thảo luận là một cách tuyệt vời để có được lời khuyên từ những người khác về việc làm thế nào quản lý tài chính tốt hơn.

Một số người lại không đồng ý với sự cởi mở này. Klontz nói, có thể họ không muốn mọi người biết rằng cặp vợ chồng này đang cần tiền – hay ngược lại, có nhiều tiền hơn bạn bè và gia đình họ.

Cách khắc phục

Người phối ngẫu của bạn có thể phải chấp nhận rằng sẽ không thể khiến bạn hoàn toàn ngừng thảo luận với mọi người. Nhưng Klontz nói hai bạn nên thống nhất một danh sách những người có thể trao đổi về vấn đề này, cũng như một danh sách những đối tượng nhất định không thể chia sẻ thông tin tài chính. Bên cạnh đó, hãy cân nhắc tìm kiếm lời khuyên từ những chuyên gia.

Kết luận

Điều quan trọng bạn cần hiểu, là mặc dù phải xác định và thảo luận về những thói quen tiền bạc làm phiền lòng nhau, thì ta sẽ không thể loại bỏ chúng hoàn toàn. “Hãy từ bỏ cố gắng thay đổi người kia nghĩ theo cách của bạn, hầu hết trường hợp nó sẽ không hiệu quả, “Klontz nói. “Thay vào đó, hãy học cách thương lượng bằng sự quan tâm và thấu hiểu.”

(Cameron Huddleston, một nhà báo đoạt giải thưởng với gần 14 năm kinh nghiệm viết về tài chính cá nhân, được U.S. News, World Report và AOL Daily Finance vinh danh là một trong những chuyên gia tài chính cá nhân hàng đầu để theo dõi trên Twitter – BeRich dịch và biên soạn lại cho phù hợp với người Việt. Ảnh: stuff, NPR)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Khóa học Hoạch định tài chính cá nhân và gia đình

dành cho người đi làm – không chuyên về tài chính,

giúp bạn biết cách quản lý tài chính toàn diện cho cá nhân và gia đình mình,

từ Chi tiêu, Tiết kiệm đến Đầu tư, Bảo hiểm và Hưu trí…

TRUY CẬP BERICH