Những điều cần biết về sử dụng tiền trong giai đoạn 20 và đầu 30 tuổi

Đây là giai đoạn bạn bắt đầu tạo dựng sự nghiệp với một công việc toàn thời gian, và mục tiêu quản lý tiền bạc là tìm hiểu, thực hiện các phương án để tích lũy và gia tăng tài sản.

Thậm chí có thể bạn đã bắt đầu nghĩ đến việc sở hữu một ngôi nhà mới cũng như hoạch định cho giai đoạn hưu trí. Tuy nhiên làm thế nào thực hiện được những điều đó cùng một lúc? Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn thiết lập kế hoạch tài chính phù hợp cho riêng mình.

Có kế hoạch quản lý các khoản vay

Trong giai đoạn tài chính chưa vững chắc, chúng ta thường tận dụng các khoản vay từ người thân, bạn bè, hay vay tín chấp qua mua hàng trả góp, thẻ tín dụng… để trang trải các nhu cầu chi tiêu của mình. Vì vậy, cần đặt mục tiêu quản lý tốt các khoản vay ngay từ đầu để tránh tình trạng nợ nần khiến tài chính của bạn ngày càng thâm hụt.

Đầu tiên, đừng né tránh: Hãy đối mặt với các khoản nợ của mình. Xác định số tiền bạn vay của ai, lãi suất ra sao và viết chúng hết ra giấy (hoặc sử dụng Excel).

Sau đó, hãy ngồi lại với bạn đời của bạn (nếu có) để xác định những ưu tiên tài chính của các bạn hiện tại và trong thời gian tới. Cần chắc chắn rằng hai bạn đồng thuận với nhau cho dù là dồn tiền trả nợ hay sẽ đồng thời tiết kiệm cho một khoản khác.

Tiếp theo, xếp hạng các khoản vay của bạn theo lãi suất. Thường thì nợ thẻ tín dụng sẽ có lãi cao nhất, và nên là khoản ưu tiên thanh toán trước nhất.

Theo John Ganotis, người sáng lập CreditCardInsider.com, nhận định: “Trong trường hợp bạn đang nợ nhiều khoản khác nhau, hãy lập cho mình 1 kế hoạch để thanh toán các khoản đó theo thứ tự. Bạn có thể giảm thiểu số tiền lãi phải trả đồng thời có thể trả dứt nợ nhanh hơn nếu bạn trả theo thứ tự khoản có lãi suất cao nhất trước.”

Tuy nhiên bạn cũng nên kiểm tra tất cả thỏa thuận vay của mình để xem có điều khoản phạt thanh toán nợ trước hạn hay không, vì điều khoản này có thể làm giảm lợi ích của việc trả nợ sớm.

Bạn cũng có thể chọn phương án xử lý các khoản nợ nhỏ nhất trước bất kể lãi suất cao hay thấp, sẽ giúp bạn gia tăng động lực và tự tin khi hoàn tất chi trả. Phương án này cũng khá hiệu quả, miễn là bạn có kế hoạch và biết rõ các khoản mục ưu tiên của mình là gì.

Làm chủ những phương pháp tài chính cá nhân sau đây

Đầu tiên là Tự động hóa.

Tự động hóa việc tiết kiệm là cách dễ dàng, đơn giản nhất để đảm bảo việc dành dụm tích lũy hiệu quả, hạn chế bản năng tiêu tiền ngay khi bạn nhận được chúng.

Tự động hóa còn có thể giúp bạn giảm thiểu các loại phí, trong đó, phí ngân hàng rất đơn giản để tránh còn các khoản phí phát sinh khi đầu tư thì có thể phức tạp hơn. Roi Tavor, CEO của Nummo.com, một nền tảng quản lý tài chính cho rằng bạn cần lưu ý các khoản sau:

  • Phí giao dịch: liên quan đến mua bán chứng khoán
  • Phí chuyển đổi ngoại hối: áp dụng khi bạn chuyển đổi đồng tiền của mìnhsang một loại tiền tệ khác như Đôla, Bảng Anh, Euro
  • Phí tài khoản không hoạt động: có thể áp dụng nếu số dư tài khoản của bạn giảm dưới một mức tối thiểu nhất định.
  • Phí duy trì tài khoản: cho các dịch vụ như báo cáo thuế hoặc ghi nhận đóng góp
  • Phí trễ hạn: có thể áp dụng khi thanh toán quá hạn
  • Phí gia nhập: khoản hoa hồng hoặc phí giao dịch được tính vào lần đầu tiên tiến hành mua một khoản đầu tư, thường là chứng chỉ quỹ tương hỗ.
  • Phí kết thúc: phí áp dụng khi đóng tài khoản.

Có lẽ bạn sẽ không thể tránh được hết các hạng mục chi phí nêu trên, nhưng khoản đầu tư của bạn nên có tỷ lệ chi phí không quá 3%.

Tiếp theo, cần biết được giá trị của chính mình. Những gì bạn kiếm được bây giờ sẽ ảnh hưởng đến những gì bạn tích góp trong giai đoạn sự nghiệp sau này. Như Money Magazine đã ghi nhận được:

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, mức lương trung bình của người lao động tăng trưởng nhiều nhất trong độ tuổi 25-35. Một nghiên cứu của trường Đại học Temple và George Mason cho thấy mức tăng lương 1 triệu đồng khi bạn 25 tuổi sẽ đóng góp thêm cho thu nhập trọn đời của bạn 125 triệu đồng.

Vì vậy, lúc bạn phỏng vấn một công việc mới, hãy yêu cầu nhiều hơn một chút so với mức đề nghị của công ty, đặc biệt khi bạn là phụ nữ. Nếu bạn hỏi một cách lịch sự, họ sẽ cân nhắc. Điều này có thể khó xử nhưng hãy nghĩ về nó theo chiều hướng tích cực: một cuộc trò chuyện vui vẻ, thoải mái có thể mang lại cho bạn nhiều giá trị hơn.

Và cuối cùng, những lựa chọn lối sống của bạn cũng sẽ tạo ra sự khác biệt lớn. Chắc chắn mức lương khởi điểm tốt sẽ mang lại cho bạn nhiều hơn so với việc cắt giảm ly cà phê buổi sáng. Tuy nhiên, nơi bạn sinh sống, những gì bạn mua và những người bạn xung quanh bạn cũng sẽ đóng vai trò quan trọng. Hãy cố gắng hết sức hạn chế chi tiêu bốc đồng và kiểm soát tốt hơn việc sử dụng đồng tiền của mình vào đâu.

Đăng ký bản tin để cập nhật các bài chia sẻ mới về tài chính cá nhân và các chương trình ưu đãi của BeRich:

Làm quen với việc đầu tư

Những người độ tuổi 20-30 đang trữ tiền mặt là chủ yếu, theo một vài khảo sát gần đây bởi các công ty tài chính. Trong khi độ tuổi này lại là thích hợp để chấp nhận mạo hiểm: bạn còn trẻ và đủ thời gian để vượt qua những biến động của thị trường, bên cạnh đó, bạn đầu tư càng sớm thì tài sản càng có thời gian tăng trưởng với sức mạnh của lãi kép.

Nếu bạn vừa mới bắt đầu, các chuyên gia khuyên rằng hãy dành dụm lại mỗi tháng 10% trở lên vào các khoản tích lũy dài hạn như quỹ hưu trí v.v… Nhưng nếu điều đó là không thực tế, thì bạn vẫn có thể bắt đầu tiết kiệm với một tỷ lệ trong khả năng. Sau đó hãy tự cam kết với bản thân rằng khoản này sẽ tăng thêm 1% mỗi năm cho đến khi bạn đạt được mức 10-15%, theo Joleen Workman – Phó chủ tịch của Retirement and Income Solutions.

Một lời khuyên khác từ Candice Sherman, Phó Chủ tịch Phát triển sản phẩm của Lexington Law, rằng cứ xem việc tiết kiệm như một hóa đơn hàng tháng khác mà bạn cần phải trả.

Việc đầu tư không cần bí quyết gì cao siêu, hãy tuân thủ theo một số nguyên tắc đơn giản: tập trung vào việc tối thiểu chi phí, đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư của mình, và tích lũy đầu tư đều đặn lâu dài.

su-dung-tien_Moneyunder30

Tìm ra các ưu tiên của bạn

Đây là lúc để nghiêm túc suy nghĩ về các mục tiêu cũng như chuẩn bị cho sự ổn định tài chính của bạn trong tương lai. Bạn dự định mua nhà trong vài năm tới? và kết hôn, sinh con? Nếu có, hãy bắt đầu tích lũy cho những mục tiêu đó từ bây giờ.

“Sẽ không có mốc thời gian nào gọi là đúng lúc để bắt đầu tiết kiệm, vì vậy nếu bạn đang chờ đợi điều đó tức là bạn đang phung phí thời gian. Cuộc sống sẽ chỉ bận rộn và phức tạp hơn thôi, nên ngay bây giờ hãy dành chút thời gian để thiết lập cho mình các kế hoạch sắp tới.”

Số tiền dành dụm tại mỗi thời điểm sẽ khác nhau phụ thuộc vào thu nhập cũng như tình hình cá nhân của bạn lúc đó. Nhưng chắc chắn rằng một ngôi nhà, tiền nghỉ hưu, hay tiền học đại học cho con cái… tất cả đều tiêu tốn bộn trong khi tiền sẽ không tự nhiên xuất hiện trong tài khoản của bạn. Vì vậy, hãy ngồi xuống dành ra một ít thời gian để xác định những gì bạn muốn đạt được trong cuộc sống và ước tính sẽ cần bao nhiêu cho các mục tiêu đó. Sau đó hãy lập một kế hoạch để thực hiện, và nhận định những gì mình có thể đánh đổi. Bạn sẽ phải từ bỏ một thứ gì đó để có được một thứ khác bởi vì đối với hầu hết mọi người, số tiền trong tài khoản của chúng ta là hữu hạn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Các khóa học tài chính cá nhân với nhiều nội dung và hình thức

giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả cho mình và gia đình.

TRUY CẬP BERICH